Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


SJ

Chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết - đề 2

Câu hỏi:

Câu 1: Hãy tìm các dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen trong từng trường hợp sau :
- Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 1 liên kết
- Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết
- Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 1 liên kết
- Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 2 liên kết
- Số liên kết hiđrô của gen không thay đổi
- Không làm thay đổi chiều dài của gen
- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng 1 liên kết
- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng 2 liên kết
- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 1 liên kết
- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 2 liên kết
Câu 2: Một gen ở vi khuẩn có chiều dài 0,51μm và có 3600 liên kết H.
a. Xác định số lượng từng loại nu của gen.
b. Xét về mặt cấu tạo hóa học, các gen khác nhau phân biệt nhau ở những đặc điểm nào?
c. Nếu trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự cặp đôi nhầm (ví dụ: A cặp đôi với G)
thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu 3: Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 Nu. Gen bị đột biến
trên một cặp nu và sau đột biến , gen có chứa 300 nu loại A và 450 nu loại G. Xác định dạng
đột biến đã xảy ra trên gen.

SJ

Chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết - Địa lí lớp 9

Câu hỏi:

I. Phần 1:

Câu 1. Nhận biết nào dưới đây không đúng với đặc điểm đô thị của nước ta ?
A. Quá trình đô thị hóa nước ta đang phát triển tăng tốc.
B. Chức năng chính của đô thị là công nghiệp và dịch vụ.
C. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển .
D. Các đô thị nước ta có quy mô lớn.
Câu 2. Hoạt động kinh tế chính ở quần cư đô thị là ngành
A. nông nghiệp. B. lâm nghiệp.
C. công nghiệp. D.ngư Nghiệp.
Câu 3. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam lực lượng lao động trong
ngành nào có xu hướng giảm nhiều nhất ?
A. Công nghiệp, xây dựng. B. Dịch vụ, công nghiệp.
C. Nông, lâm, ngư nghiệp D. Dịch vụ.
Câu 4. Nguồn lao động nước ta có hạn chế lớn nhất là
A. Thể lực và trình độ chuyên môn. B. Thể lực và tính kỷ luật trong lao động.
C. Tầm vóc và tác phong công nghiệp. D. Tầm vóc và khả năng tiếp thu KHKT.
Câu 5. Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng nào sau đây ?
A. Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 6. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính chất
A. nhiệt đới. B. cận xích đạo.
C. cận nhiệt. D. ôn đới.
Câu 7. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là
A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ . D. Tây Bắc
Câu 8. Tuyến đường bộ nào quan trọng và dài nhất nước ta ?
A. Đường Hồ Chí Minh. B. Quốc lộ số 6.
C. Quốc lộ 1A. D. Quốc lộ 20.
Câu 9. Loại hình vận tải nào có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta ?
A. Đường sông. B. Đường biển.
C. Đường sắt. D. Đường bộ.

Câu 10. Nhóm hàng nào có giá trị xuất khẩu chiềm tỉ trọng cao nhất nước ta ?
A. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B. Nông, lâm, thủy sản.
C. Thủy sản. D. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
Câu 11 Nhóm hàng nào không nằm trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta?
A. Nông, lâm, thủy sản. B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
C. Hàng tiêu dùng. D. Nguyên, nhiên, vật liệu.
Câu 12. Sắp xếp các địa điểm du lịch theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
A. Nha Trang, Sầm Sơn, Mũi Né. B. Sầm Sơn, Nha Trang, Mũi Né.
C. Mũi Né, Sầm Sơn, Nha Trang. D. Sầm Sơn, Mũi Né, Nha Trang.
Câu 13. Vì sao đường sông phát triển mạnh ở lưu vực vận tải sông Cửu Long ?
A. Người dân có thói quen đi thuyền. B. Lòng sông rộng và ít dốc.
C. Đường bộ kém phát triển. D. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 14. Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội. B.Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng. D. Hải Phòng.
Câu 15. Lưu vực vận tải đường sông ở nước ta phát triển mạnh nhất ?
A. sông Hồng – sông Thái Bình. B. sông Cửu Long – sông Hồng.
C. sông Mã – sông Cả. D. sông Đồng Nai – Vàm Cỏ.
Câu 16. Loại hình nào sau đây không thuộc về hoạt động viễn thông ?
A. Điện thoại. B. Intenet.
C. Thư báo. D. Fax.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện
nay?
A. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.
B. Ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh.
C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.
D. Phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Câu 18. Nhóm cây trồng nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt?
A. Cây công nghiệp. B. Cây lương thực.
C. Cây ăn quả. D. Cây rau đậu.
Câu 19. Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sửa chữa thuộc nhóm dịch vụ nào?
A. Dịch vụ công cộng. B. Dịch vụ sản xuất.
C. Dịch vụ tiêu dùng. D. Dịch vụ cộng đồng.

Câu 20. Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị
sản xuất ngành công nghiệp ở nước ta?
A. Chế biến lương thực thực phấm. B. Khai thác nhiên liệu
C. Dệt may. D. vật liệu xây dựng.
Câu 21. Nguyên nhân chính nào khiến Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản
xuất lúa lớn nhất nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Khí hậu thuận lợi.
C. Diện tích đất phù sa lớn, màu mỡ. D. Nguồn lao động dồi dào.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư ở nước ta hiện nay?
A. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng.
B. Miền núi thưa dân.
C. Đồng bằng, ven biển tập trung đông dân.
D. Chủ yếu dân cư sống ở thành thị.
II. Phần 2:
Câu 1.
Những thế mạnh kinh tế nào sau đây không phải là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
A. Công nghiệp năng lượng. B. Du lịch sinh thái.
C. Trồng cây công nghiệp. D. Chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 2. Các tỉnh nào sau đây thuộc tiểu vùng Tây Bắc?
A. Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
B. Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn.
C. Hòa Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Giang.
D. Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam (trang 20), tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Bắc Kạn B. Thái Nguyên C. Yên Bái D.Tuyên Quang
Câu 4. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông nào?
A. Sông Hồng. B. Sông Chảy. C. Sông Đà. D. Sông Đồng Nai.
Câu 5. Tỉnh nào sau đây có đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc?
A. Hà Giang. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Lào Cai.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam (trang 22) , nhà máy thủy điện nào sau đây có công
suất lớn nhất?
A. Thác Bà B. Sơn La C. Hòa Bình D. Na Dương
Câu 7. Cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao về diện tích và
sản lượng so với toàn quốc là
A. quế B.hồi C. chè D. cà phê

Câu 8. Ý nào sau đây không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc
Bộ?
A. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nghiệt đới và ôn đới
C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi nhiều gia cầm
D. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn
Câu 9. Ngành công nghiệp quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là
A. công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm.
C. công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
D. công nghiệp khai khoáng và chế biến lâm sản.
Câu 10. Thành phố nào sau đây là trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa. B.Vinh. C.Đồng Hới D.Huế.
Câu 11. Trên vùng đất cát pha ở duyên hải Bắc Trung Bộ người dân thường
A. trồng cây công nghiệp hàng năm. B. trồng cây lương thực theo hướng thâm
canh.
C. trồng cây công nghiệp lâu năm. D. trồng cây hoa màu.
Câu 12. Di sản thiên nhiên thế giới nào sau đây ở Bắc Trung Bộ
A. Cố đô Huế B. Động Phong Nha- Kẻ Bàng
C. Nhã nhạc cung đình Huế D. Phố cổ Hội An.
Câu 13. Phía bắc của vùng Bắc Trung Bộ là dãy núi ?
A. Bạch Mã B. Tam Điệp
C. Hoành Sơn D. Trường Sơn Bắc
Câu 14. Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò đàn tại
A. vùng gò, đồi phía tây B. vùng duyên hải phía đông
C. ven các thành phố lớn D. ven các đồng bằng

Câu 15. Phương án nào dưới đây không phải là thế mạnh đánh bắt thủy sản của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. Gần các ngư trường lớn ở Biển Đông.
C. Bờ biển có nhiều đầm phá, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
D. Khí hậu thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Câu 16. Theo thứ tự từ Bắc vào Nam những bãi biển nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đại Lãnh, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né.
B. Nha Trang, Mũi Né, Đại Lãnh, Non Nước.
C. Non Nước, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né.
D. Mũi Né, Non Nước, Đại Lãnh, Nha Trang.
Câu 17. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. bôxit. B. sắt. C. đồng. D. than.
Câu 18. Nhóm cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là
A. điều, lạc, cao su, cà phê. B. cao su, cà phê, mía, điều.
C. cà phê, cao su, chè, điều. D. chè, mía, cao su, cà phê.
Câu 19. Thành phố nào nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới ở Tây Nguyên?
A. Plây- Ku. B. Đà Lạt. C. Kom Tum. D. Buôn Ma Thuột.
Câu 20. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên là
A. nông sản. B. lâm sản. C. khoáng sản. D.điện.
Câu 21. Trong những khó khăn sau đây, khó khăn nào không đúng với sản xuất nông
nghiệp ở Tây Nguyên?
A.Thiếu nước vào mùa khô. B. Biến động của giá nông sản
C. Thiếu vốn đầu tư sản xuất. D. Diện tích đất nông nghiệp ít.
Câu 22. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên?
A. Điều hòa dòng chảy sông ngòi. B. Tạo các hồ dự trữ nước cho sản xuất.
C. Tăng nguồn điện cho đất nước. D. Thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Câu 23. Ngành công nghiệp của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh phát triển do
A. phân bố lại dân cư và lao động.
B. xây dựng hạ tầng và mở rộng thị trường.
C. đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện.
D. mở trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học.

SJ

Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 9

Câu hỏi:

Câu 1. Ngành công nghiệp nào Pháp chú trọng nhất trong cuộc khai thác lần thứ hai ở
Việt Nam?
A. Cơ khí. B. Chế biến C. Khai mỏ. D. Điện lực.
Câu 2. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là
A. giai cấp nông dân. B. giai cấp tư sản dân tộc.
C. giai cấp tiểu tư sản. D. giai cấp công nhân.
Câu 3. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do
A. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
B. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
C. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào
ngành nào?
A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Công nghiệp chế biến.
Câu 5. Trong các nguyên nhân sau đây, đâu không phải là lí do khiến tư bản Pháp chú trọng
đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?
A. Khai thác than mang lại lợi nhuận lớn.
B. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
C. Khai thác than để thể hiện sức mạnh của nền công nghiệp Pháp.
D. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
Câu 6. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền
kinh tế Việt Nam là gì?
A. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
B. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhưng vẫn lạc hậu, lệ thuộc Pháp.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
D. Nền kinh tế Việt Nam vô cùng bị lạc hậu, què quặt, bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
Câu 7. Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hóa giáo dục nhằm nô
dịch lâu dài nhân dân ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
B. "Chia để trị" và thực hiện có văn hóa nô dịch, ngu dân.
C. Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.
D. Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 9. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
A. Tư sản dân tộc. B. Địa chủ. C. Công nhân. D. Nông dân.

Câu 10. Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam
với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
A. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
B. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
C. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. gừi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
Câu 11. Nội dung chính trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" được Nguyễn Ái Quốc
gửi đến hội nghị Véc-xai là đòi chính phủ Pháp
A. thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt
Nam.
B. trao trả độc lập dân tộc, rút khỏi Việt Nam.
C. thừa nhận quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do ngôn luận, quyền bình đẳng của dân
tộc Việt Nam.
D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, nới lỏng ách cai trị ở thuộc địa.
Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước
đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu cầu đến Hội nghị Véc - xai (6 - 1919).
B. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6 - 1925).

C. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề thuộc địa của Lê-
nin (7 - 1920).

D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12 - 1920).
Câu 13. Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương
A. Đưa hội viên vào các nhà máy.
B. "Vô sản hóa".
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước.
D. Đưa hội viên về các hầm mỏ, đồn điền.
Câu 14. Việc xuất bản tác phẩm "Đường kách mệnh" và báo "Thanh niên" của Nguyễn Ái
Quốc nhằm mục đích chính là gì?
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước.
B. Để những người trí thức tự thâm nhập vào cuộc sống của quần chúng lao khổ.
C. Tố cáo tội ác man rợ của chính quyền thực dân.
D. Ghi lại quá trình hoạt động cách mạng của mình từ năm 1911 và thành quả chính của
quãng thời gian ấy.
Câu 15. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô (1923 1924) có tác dụng gì?
A. Chuẩn bị về tư tưởng.
B. Chuẩn bị về chính trị.
C. Chuẩn bị về tổ chức.
D. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chúc.
Câu 16:Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ở đâu ?
A. Hà Nội B. Pa-ri
C. Hương Cảng-Trung Quốc D. Mát-xcơ-va

Câu 17:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Việt Nam trên lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp B. Công nghiệp
C. Thủ công nghiệp D. Xuất nhập khẩu
Câu 18:Phong trào cách mạng năm 1930-1931,nơi phát triển mạnh nhất là ở đâu?
A. Hà Nội B. Nghệ -Tĩnh
C. Các tỉnh Bắc kì C. Các tỉnh Nam kì
Câu 19.Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt-Nam 3-2-1930:
A. Các đại biểu nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất .
B. Thông qua cương lĩnh chính trị : chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam .
D. A và B đúng
Câu 20. Căn cứ vào đâu khẳng định rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mang
năm 1930-1931?
A. Đã có sự liên kết công nhân nông dân trong vùng
B. Địa bàn hoạt động rộng thu hút quần chúng tham gia
C. Thành lập chính quyền Xô Viết ở nhiều địa phương
D. Do Đảng cộng sản lãnh đạo
Câu 21. Phong trào đấu tranh ở giai đoạn năm 1930-1931 có khác gì so với giai đoạn trước
A. Có sự tham gia của mọi tầng lớp
B. Lan rộng trong cả nước
C. Có Đảng lãnh đạo
D. Có sự ủng hộ của thế giới
Câu 22. Ngành kinh tế của Việt Nam chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929-1933 là
A. công nghiệp B. thủ công nghiệp
C. thương nghiệp D. nông nghiệp
Câu 23.Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức
A. Việt Nam độc lập đồng Minh
B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương
D. Đội cứu quốc quân

SJ

Chủ đề:

Ôn tập học kỳ II

Câu hỏi:

Câu 1 :Tính thể tích khí oxi thu được (đktc) khi nhiệt phân 15,8 gam KmnO4 với hiệu
suất 85% (K = 39, Mn = 55, O = 16).
Câu 2: Cho m gam SO3 vào 20 gam dung dịch H2SO4 10% dung dịch H2SO4 20%.
a) Viết phương trình hóa học của SO3 với H2O.
b) Tìm giá trị của m (H = 1, O = 16, S = 32).
Câu 3 : Cho hỗn hợp gồm Fe, Mg có khối lượng 8 gam tác dụng hết với dung dịch
HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
a) Viết phương trình hóa học của Fe và Mg dung dịch HCl

b) Tính tỉ lệ theo số mol của Fe và của Mg trong hỗn hợp ban đầu (Fe = 56, Mg = 24).
Câu 4: Cho 200 gam dung dịch KOH 8,4% phản ứng vừa đủ m gam dung dịch FeCl3
6,5%. Sau phản ứng, thu được dung dịch A và kết tủa B.
a) Nêu hiện tượng quan sát được? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy
ra?
b) Tính khối lượng kết tủa B thu được?
c) Tính nồng độ % dung dịch A?
d) Nung kết tủa B đến khi khối lượng không đổi, thu được a gam chất rắn. Tính
giá trị của a?
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp bột X gồm Al2O3 và MgO cần 90 gam
dung dịch HCl 7,3%, thu được dung dịch Y.
a) Tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp X?
b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch Y?
Câu 6: Cho 1,93 gam hỗn hợp X gồm nhôm và sắt tác dụng hết với dung dịch
H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 1,456 lít khí hiđro (ở đktc).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp
X?
c) Khi cho 1,93 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với dung dịch Cu(NO3)2 dư.
Tính khối lượng kim loại Cu thu được?
Câu 7: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu phản ứng với dd HCl dư thu
được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại chứa trong hỗn hợp đầu.
Câu 8: Trộn dung dịch có chứa 6,4gam CuSO4 với dung dịch NaOH 20%
a. Viết PTPƯ và cho biết hiện tượng quan sát được khi trộn hai dung dịch trên.
b. Tính khối lượng chất không tan thu được sau phản ứng
c. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng trong phản ứng trên.

Câu 9: Cho 16 gam oxit kim loại có hoá trị II phản ứng với dung dịch có chứa 19,6
gam H2SO4 . Xác định công thức phân tử của oxit kim loại trên.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp gồm Mg, CuO trong m gam dung dịch
HCl 7,3%( vừa đủ)
thu được 2,24 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính m gam dung dịch HCl cần dùng trong các phản ứng trên.