Bài 1: Dẫn 2,24 lít khí Hidro ở điều kiện tiêu chuẩn vào một ống có chứa 12 gam CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp kết thúc phản ứng sản phẩm gồm Cu và nước.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng nước tạo thành.
c. Tính Khối lượng chất dư, và khối lượng Cu thu được.
Bài 2: Người ta khử 16 gam CuO bằng khí hidro sau phản ứng thu được 12 gam Cu và nước. Tính hiệu suất khử CuO?
Câu 1: Tính thể tích oxi thu được: Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong phòng thí nghiệm
Câu 2: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit và oxi.
a) Hãy viết PTHH của phản ứng
b) Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc)
Câu 3: Nếu lấy 2 chất pemanganat (KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với số mol bằng nhau để điều chế oxi. Chất nào cho thể tích oxi nhiều hơn.
Câu 1. Lực nào sau đây không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Câu 2. Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất rắn.
A. Chất rắn truyền áp lực đi theo phương song song với mặt bị ép.
B. Chất rắn truyền áp lực đi theo mọi phương.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 3. Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất:
A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
B. Áp suất tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực.
C. Với áp lực không đổi áp suất tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép.
D. Áp suất không phụ thuộc diện tích bị ép.
Câu 1. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.
B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.
C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
D. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.
Câu 2. Quán tính của một vật là:
A. Tính chất giữ nguyên khôi lượng cùa vật.
B. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
C. Tất cả các tính chất trên.
D. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.
Câu 3. Một người đi xe mô tô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t1 = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t2 = 20 phút. Quãng đường ABC dài là:
A. 40km B. 30km C. 20km D. 10km
Câu 4. Quãng đường AB dài 240km, cùng một lúc hai xe ô tô xuất phát từ hai điểm A và B và đi về nhau. Sau 1,5giờ thì hai xe gặp nhau. Biết rằng VA = 3VB (vận tốc xe A gấp ba lần vận tốc xe B). Vận tốc mỗi xe lần lượt là:
A. VA = 120km/h; VB = 40km/h
B. VA = 180km/h; VB = 60km/h
C. VA = 60km/h; VB = 20km/h .
D. VA = 60km/h; VB = 180km/h
Câu 5. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì
A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. Để tăng áp suất lên mặt đất
D. Để giảm áp suất lên mặt đất
Câu 6: Một học sinh kéo đều 1 gàu nước có trọng lượng 60N từ giếng sâu lên 6m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 360W B. 180W C. 12W D. 720W
Câu 7: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ ô tô lúc này là:
A. P = 2kW B. P = 2,5kW
C. P = 4,5kW D. P = 5kW
Câu 8: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m3 nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/dm3. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Công suất của máy bơm là:
A. 5kW B. 5200,2W
C. 5555,6W D. 5650W
Câu 9: Một chiếc đu quay trong công viên có đường kính 6m . Một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em đó quay 10 vòng trong 2 phút. Vận tốc chuyển động của em bé đó là:
A. v = 1,57 m/s. B. v = 0,5 m/s. C. v = 30 m/ ph. D. v = 5 m /ph.
Câu 10: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 1: Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Cho vào bình 10 gam photpho và đốt. Hỏi photpho bị cháy hết không? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao: Dây sắt nóng đỏ cháy sáng trong oxi, nhưng không cháy được trong không khí?
Câu 1: Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, Al2O3, Fe2O3, CO2, Cr2O3.
Câu 2: Cho 22,4 gam sắt tác dụng với 24,5 gam H2SO4 sau phản ứng thu được muối FeSO4 và khí hidro.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học.
b. Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.
c. Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Câu 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra chất khí có mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ).
a. Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí.
b. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 3,2 gam. Hãy tìm:
- Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.
- Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm \(\frac{1}{5}\) thể tích không khí