Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 15
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

BS

Đang theo dõi (3)

SY
TA

LN

Chủ đề:

Ôn tập tiếng Việt 6

Câu hỏi:

Đọc bài rồi trả lời câu hỏi : ( mong mọi người giúp )

Đoạn 1 :Tôi thường về quê vào cuối xuân . Đầu tôi đội cái mũ bấc bọc vải đỏ , chân đi giày tây cao cổ . Tấm áo lĩnh đen bóng lót vải hoa vàng . Cái áo Tết ấy thực quý , bởi bà ngoại tôi hay nới rằng : " Áo này hàng sa tây lót màu vàng anh Thượng Hải dệt hoa đại đóa ". Tôi sung sướng đỏ cả hai tai mỗi khi được xỏ hai bàn tay ếch vào cánh áo rộng lụng thụng .

Đoạn 2 : Chúng tôi rẽ vào cánh đồng . Làng tôi ở cuối xa , bên cạnh bờ tre là một vệt đê dài . Trên con đường gập ghềnh băng qua cánh đồng mùa xuân , u tôi kể cho tôi biết những tên gò , đống,làng xóm xung quanh . Ngay lối gần nhất là cầu Chim . Lối kia rẽ về Nga My , làng Nga My có cái chợ Mai họp ven sông . Ngang trước mặt , lũy tre chạy tiếp ra đường cái tây là làng Kim Bài .

Đoạn 3 : Đến cầu Ngồ , rồi Ba Cây , rồi Một Cây . Những gốc muốm thực lão , cành lá xum xuê . Đã ngó được những mặt ao lấp lánh sáng . Cái tường đất xù xì dưới lũy tre hiện ra . Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc . Quen thuộc lắm , chỉ thoáng qua là biết sắp về đến quê . Ờ mà lạ . Không bao giờ tôi biết phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kì dị ấy . Nó thoang thoảng trong cánh đồng huặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì . Tưởng như đấy là mùi cỏ khô , mùi đất ải , mùi khói rơm bếp . Không phải , đích thị nó là mùi lá muốm nấu lẫn với lá vối , mùi rau nhảy , mùi lá trang , mùi lá cải , mùi cỏ bồ mùng , mùi mái rạ chuồng bò . Cơ chừng chẳng rõ là mùi gì . Nó là tất cả , từ mùi tóc hôi trên đầu đứa trẻ cho tới mùi nõn cỏ gấu đắng mới nở , hương đồng cỏ nội hòa vào nhau , bốc trên một miền quê . Cái mùi quê đặc biệt , mỗi khi về đến làng là thoảng biết .

Câu 1: Nên chọn tên cho bài văn là gì ?

A: Làng tôi B: Quê tôi C: Về quê D: Hương đồng quê

Câu 2 : Cảnh vật làng quê hiện lên dưới cái nhìn của ai ?

A: Một nhà báo , lần đầu đến làng B: Một đứa trẻ sống ở thành phố , thỉnh thoảng mới về thăm quê

C: Mooth người xa quê lâu ngày

Câu 3 : Đặt tên cho mỗi đoạn văn:

Đoạn 1 :................................................................................................

Đoạn 2 : ....................................................................................................

Đoạn 3 : ...............................................................................................

Câu 4 : Tại sao nhân vật " tôi " không bao giờ phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kì dị ấy ?

A: Vì nhân vật " tôi " không quen ngửi mùi này B: Vì nó chẳng rõ ràng là mùi gì .

C: Vì nó là tổng hợp tất cả các mùi ở làng quê .

Câu 5 : Thống kê các tên riêng có trong bài :

.............................................................................................................................................................................................................Câu 6: Dựa vào bài đọc trên , nêu 10 tên sự vật quen thuộc ở làng quê thời xưa .

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7 : Thành ngữ " hương đồng cỏ nội " có nghĩa là gì ?

A: Mùi của đồng ruộng B:Mùi của đồng ruộng và cỏ cây C: Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung

Câu 8: Mặt trong từ " mặt ao " với từ mặt trong từ " rửa mặt " là hiện tượng gì ?

A: Đồng âm B: Nhiều nghĩa

Câu 9: Dựa vào bài văn trên , hãy viết một bài văn tả cảnh làng quê huặc đường phố phường nơi em đang ở huặc nơi có nhiều gắn bó với em .

LN

Chủ đề:

Ôn tập tiếng Việt 6

Câu hỏi:

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới đây: ( mong mọi người giúp )

Đài phát thanh báo cơn bão từ hồi năm giờ sáng . Loa ra rả lại trong các ngõ hẻm , xóm thôn ngay từ lúc tinh mơ . Dẫu đã từng trải , cũng chưa thể quen với tai ương . Mạt đất có một cơn rùng mình . Người vùng ngay dậy , vội vã vào cuộc chống chọi . Và cùng với người , nhưng cuống cuồng , tất bận hơn , sôi động hơn là các sinh vật khác , trước hết là các con vật mà sống lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên . Chim cò nháo nhác chuyển tổ , tìm nơi trú ẩn . Kiến đi từng dòng lên các thân cây và mô rất cao .Những chú nhện gầy guộc , mong manh lo sợ , vội rút ngắn đường tơ .Và ve đã im bặt hồi còi lanh lảnh khi mặt trời ngả bóng . Riêng chỉ có những bmoois đất là đón đợi cơn dông bão với một vẻ háo hức khác thường . Bọn côn trùng mù lòa sống chui rúc trong các thân cây đê này nhận được tín hiệu cơn bão ngay từ khi nó cong ở tận ngoài biển Đong . chúng ngóng đợi con bão một cách hết sức vui vẻ và nôn nóng .

Câu 1 : Bài văn trên thuộc kiểu bài gì ?

A;tả cảnh B;tả người C;tả con vật

Câu 2: Bài văn trên có thể xếp vào chủ điểm nào ?

A:Việt Nam -Tổ quốc em B:Cánh chim hòa bình C:Con người với thiên nhiên

Câu 3: Đặt tên cho mỗi đoạn văn :

Đoạn 1 ( từ đầu đến chống chọi ) : ....................................................................................................................................

Đoạn 2 ( từ và cùng với người đến ngả bóng ) :..............................................................................................................................

Đoạn 3 ( phần còn lại ) :...............................................................................................................................................................

Câu 4: Liệt kê các từ có giá trị gợi tả cảnh vật , con người :

Mẫu : ra rả , vội vã ,.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5 : Tìm trong bài văn 5 từ ghép tổng hợp .

.............................................................................................................................................................................................................

Câu 6 : Thân trong từ thân đê được dùng với nghĩa gốc hay ngĩa chuyển ?

A: Nghĩa gốc B: Nghĩa chuyển

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ tai ương ?

A:tai họa B:tai nạn C:tai biến D:tai quái

Câu 8 : Từ nhao nhác trong câu " Chim cò nhao nhác chuyển tổ , tìm nơi trú ẩn ." có nghĩa là gì ?

A:Ngơ ngác , không biết đi đâu . B:Hỗn loạn , đầy vẻ sợ hãi , hốt hoảng . C: Gọi nhau cùng đi

Câu 9 : Thống kê các tiếng chứa nguyên âm đôi có trong Đoạn 2 của bài văn .

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10: Viết tiếp đoạn thứ hai tả cảnh chạy trốn bão của một số con vật khác .

.............................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................