Ôn tập tiếng Việt 6

LN

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới đây: ( mong mọi người giúp )

Đài phát thanh báo cơn bão từ hồi năm giờ sáng . Loa ra rả lại trong các ngõ hẻm , xóm thôn ngay từ lúc tinh mơ . Dẫu đã từng trải , cũng chưa thể quen với tai ương . Mạt đất có một cơn rùng mình . Người vùng ngay dậy , vội vã vào cuộc chống chọi . Và cùng với người , nhưng cuống cuồng , tất bận hơn , sôi động hơn là các sinh vật khác , trước hết là các con vật mà sống lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên . Chim cò nháo nhác chuyển tổ , tìm nơi trú ẩn . Kiến đi từng dòng lên các thân cây và mô rất cao .Những chú nhện gầy guộc , mong manh lo sợ , vội rút ngắn đường tơ .Và ve đã im bặt hồi còi lanh lảnh khi mặt trời ngả bóng . Riêng chỉ có những bmoois đất là đón đợi cơn dông bão với một vẻ háo hức khác thường . Bọn côn trùng mù lòa sống chui rúc trong các thân cây đê này nhận được tín hiệu cơn bão ngay từ khi nó cong ở tận ngoài biển Đong . chúng ngóng đợi con bão một cách hết sức vui vẻ và nôn nóng .

Câu 1 : Bài văn trên thuộc kiểu bài gì ?

A;tả cảnh B;tả người C;tả con vật

Câu 2: Bài văn trên có thể xếp vào chủ điểm nào ?

A:Việt Nam -Tổ quốc em B:Cánh chim hòa bình C:Con người với thiên nhiên

Câu 3: Đặt tên cho mỗi đoạn văn :

Đoạn 1 ( từ đầu đến chống chọi ) : ....................................................................................................................................

Đoạn 2 ( từ và cùng với người đến ngả bóng ) :..............................................................................................................................

Đoạn 3 ( phần còn lại ) :...............................................................................................................................................................

Câu 4: Liệt kê các từ có giá trị gợi tả cảnh vật , con người :

Mẫu : ra rả , vội vã ,.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5 : Tìm trong bài văn 5 từ ghép tổng hợp .

.............................................................................................................................................................................................................

Câu 6 : Thân trong từ thân đê được dùng với nghĩa gốc hay ngĩa chuyển ?

A: Nghĩa gốc B: Nghĩa chuyển

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ tai ương ?

A:tai họa B:tai nạn C:tai biến D:tai quái

Câu 8 : Từ nhao nhác trong câu " Chim cò nhao nhác chuyển tổ , tìm nơi trú ẩn ." có nghĩa là gì ?

A:Ngơ ngác , không biết đi đâu . B:Hỗn loạn , đầy vẻ sợ hãi , hốt hoảng . C: Gọi nhau cùng đi

Câu 9 : Thống kê các tiếng chứa nguyên âm đôi có trong Đoạn 2 của bài văn .

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10: Viết tiếp đoạn thứ hai tả cảnh chạy trốn bão của một số con vật khác .

.............................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TA
4 tháng 11 2018 lúc 10:10

Câu 1 : Bài văn trên thuộc kiểu bài gì ?

A;tả cảnh

B;tả người

C;tả con vật

Câu 2: Bài văn trên có thể xếp vào chủ điểm nào ?

A:Việt Nam -Tổ quốc em

B:Cánh chim hòa bình

C:Con người với thiên nhiên

Câu 3: Đặt tên cho mỗi đoạn văn :

Đoạn 1 ( từ đầu đến chống chọi ) :Bão về

Đoạn 2 ( từ và cùng với người đến ngả bóng ) : Các loài vật chuẩn bị tránh bão

Đoạn 3 ( phần còn lại ) : Những kẻ khác

Câu 4: Liệt kê các từ có giá trị gợi tả cảnh vật , con người :

Mẫu : ra rả , vội vã

cuồng cuồng, tất bật, nháo nhác, mong manh, gầy guộc, sinh động, háo hức, lanh lảnh, vui vẻ, nôn nóng

Câu 5 : Tìm trong bài văn 5 từ ghép tổng hợp .

sinh vật, côn trùng, cơn bão, con vật, chim cò

Câu 6 : Thân trong từ thân đê được dùng với nghĩa gốc hay ngĩa chuyển ?

A: Nghĩa gốc

B: Nghĩa chuyển

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ tai ương ?

A:tai họa

B:tai nạn

C:tai biến

D:tai quái

Câu 8 : Từ nhao nhác trong câu " Chim cò nhao nhác chuyển tổ , tìm nơi trú ẩn ." có nghĩa là gì ?

A:Ngơ ngác , không biết đi đâu

B:Hỗn loạn , đầy vẻ sợ hãi , hốt hoảng .

C: Gọi nhau cùng đi

Câu 10: Viết tiếp đoạn thứ hai tả cảnh chạy trốn bão của một số con vật khác .

Rắn khoang hốt hoảng trườn vào một hốc đá nhỏ, họ nhà tôm búng mình liên tục xuống mặt nước. Những chú cá thi nhau quẫy đuôi ngẩng lên, vẻ bướng bỉnh. Những chú lợn kêu eng éc ngay từ khi đài báo đã được cho vào chuồng sớm, cả con khoang và mướp cũng nằm cuộn tròn vào một chỗ, thi thoảng lại rống lên một cách inh ỏi. Mấy mụ gà mái kêu quang quác gọi con, một đàn gà chiêm chiếp lục đục chạy về một cách hối hả. Lát sau, mưa sập xuống, mấy bác ếch chưa kịp chạy vội vàng nhảy vào một đám lá khoai tạm trú. Mưa lại rơi, gió nổi mạnh, dần dần mọi vật chìm vào môt khoảng trắng xóa như xối xả.

Bình luận (9)

Các câu hỏi tương tự
LA
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết