Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 7890
Điểm GP 1602
Điểm SP 5931

Người theo dõi (704)

JW
H24
NT
H24

Đang theo dõi (92)

VN
H24
TL
DQ
NH

Câu trả lời:

Bạn tham khảo nhé :

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, rồi chúng ta lại như đã được nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Khi chúng ta lớn lên chút nữa thì chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, lại được đọc và được nghe về những cuốn tiểu thuyết dài… Những câu truyện cổ tích, ca dao, những bài thơ,… Tất cả các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Thế rồi ta như thấy được chính trong bài ý nghĩa văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết một ý rất hay đó chính là “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy, mỗi chúng ta nên hiểu điều đó có nghĩa là thế nào cho đúng?

Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam – Hoài Thanh cũng như đã bàn luận, và hơn hết ông như cũng đã  đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương trong chính đời sống của chúng ta. Có thể nhận thấy được chính trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung bao quát nhất và chúng ta có thể nhận biết được.

Chuyện nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Đầu tiên ta cũng nên phải hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, và đó đồng thời cũng chính là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn chính là những người thợ đã dày công để chọn lọc và cũng như đã lấy tư liệu từ cuộc sống. Đồng thời nhà văn như đã phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chính con người chúng ta ra sao. Có lẽ chính vì như vậy, văn học hay văn chương nói chung lại mang trong mình một nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Ta cũng nhận thấy được chính nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống vậy, luôn vận động và phát triển không ngừng.

Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Nếu như ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “

Chắc chắn rằng ta cũng như đã thấy được chính câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Cũng như vậy, nếu như chũng ta đọc và thấy được chính nhờ việc thông qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài dường như cũng đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Ta như thấy được chính thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức. Đồng thời con người chính ta cũng như chung tay để biến nó thành hiện thực. Thế rồi ta không thể kìm lòng được khi dọc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ biết bao nhiêu. Thế rồi ta như thấy được cũng chính với ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững như vậy thì mới có thể như để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Thật vậy, ta như thấy được chính trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước biết bao nhiêu đối với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, và nó cũng phải thật là mới mẻ hơn. Ta như thấy được sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, đồng thời những áng văn đó dường như cũng đã  được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chắc chắn cũng chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm trong nhận xét trên.

Ta như thấy được chính bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh như đã mở cánh cửa, như cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng chính nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn bao giờ hết.

Câu trả lời:

Bạn tham khảo :

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

 

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc

 

- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.

- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng

+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.

- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.



 

Câu trả lời:

Em tham khảo các ý :

* Khổ 5: Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ.

- "Những chiếc xe... kính vỡ rồi"

+ Nghệ thuật: Những câu thơ ghi nhận một cách chân thực khắc nghiệt mà các anh phải chịu đựng khi bom đạn kẻ thù đã giật, rung, tàn phá tấm kính chắn xe. Hơi thở nhẹ nhàng như lời nói chuyện, mà là chuyện vui, chuyện thường ngày vẫn xảy ra với các anh, không hề khiến các anh phải bận tâm. Nhịp thơ mạnh,, dứt khoát. Các cụm từ "chưa cần rửa", "chưa cần thay" không chỉ đem đến cảm giác về sức trẻ dồi dào mà còn hé mở một điều đáng nể phục ở người lính: với các anh nhiệm vụ là trên hết còn những thứ khác không đáng bận tâm.

+ Liên hệ: bài "Nhớ"

=> Những con người như vậy tất nhiên càng không chỉ vì cái chuyện cái mặt hay lắm mà làm chậm cuộc hành trình "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt".

* Khổ 6: Tình đồng chí, đồng đội

- "Bếp Hoàng Cầm... trời xanh thêm"

+ Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức gợi, nhịp thơ 2/2/3

+ Nội dung: Niềm vui sum họp được mở ra sau chặng đường chạy dưới mưa bom đạn của kẻ thù.

* Khổ cuối: Tình yêu quê hương, đất nước

- "Không có kính... một trái tim"

+ Nghệ thuật: điệp từ "không"

+ Nội dung: Vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy vẫn chắc tay lái đương đầu ra tiền tuyến.