Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 21
Điểm GP 2
Điểm SP 12

Người theo dõi (3)

DH
NA
NA

Đang theo dõi (2)

KK
NA

Câu trả lời:

Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa.Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức.

Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.