Văn bản ngữ văn 7

TX

Qua chùm ca dao"Những câu hát than thân",nghĩ về thân phận những người nông dân trong xã hội cũ.

DC
11 tháng 8 2017 lúc 21:02

*Dàn ý:

Mở bài:

-Hoàn cảnh tiếp xúc vs chùm ca dao"Những câu hát than thân":đọc và nghe giảng trên lớp.

-Cảm xúc chung của em về thân phận người nông dân trong xã hội cũ:xót xa, thương cảm,...

Thân bài:

-Cảm xúc, suy nghĩ của em trước nỗi khổ của người nông dân trong xã hội cũ:

+Cuộc đời lận đận,vất vả,đắng cay vì gặp quá nhiều khó khăn,trắc trở ngang trái"lên thác xuống ghềnh","bể đầy","ao cạn" của người nông dân trong xã hội cũ-)nỗi thương cảm sâu sắc.

+Thân phận,cuộc đời cay đắng nhiều bề của họ:bị kẻ khác bòn rút sức lực;xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó;cuộc đời phiêu bạt,lận đận,vô vọng;thân phận thấp cổ bé họng,chịu bất công oan trái...=)Đau đớn,xót xa cho thân phận khốn khổ của người nông dân.

+Số phận phụ thuộc,không quyết định được cuộc đời mình của những phụ nữ,sống cuộc đời trôi nổi, vô định...=)Cảm thông, thương xót.

-Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh ẩn dụ so sánh trong các bài ca dao:con cò,con tằm,trái bần,...=)Sự vật tầm thường,nhỏ bé, tội nghiệp...giống như cuộc đời và số phận của những người nông dân trong xã hội cũ.

-Thái độ,tình cảm của bạn về xã hội phong kiến xưa:xã hội bất công,đáng lên án...

Kết bài:

Suy nghĩ,liên tưởng về hình ảnh người nông dân trong xã hội ngày nay.

Tình cảm,cảm xúc của em

Bình luận (0)
KM
11 tháng 8 2017 lúc 20:45

Bạn tham khảo :)

Từ xa xưa cha ông ta đã biết gửi gắm những tâm từ tình cảm của mình vào trong những câu thơ những bài văn những câu hát. Và chính những tâm sự đó mới giúp cho những người trẻ như chúng ta đang được sống trong một xã hội thanh bình mới có thể cảm nhận một phần nào đó những đau khổ trong xã hội phong kiến mà người dân thời bấy giờ phải chịu đựng.

Có thể nói giai cấp nông dân là giai cấp đầu tiên được hình thành từ khi xuất hiện loài người. Tuy xuất hiện sớm nhưng giai cấp nông dân lại là một giai cấp chịu nhiều khó khăn nhất và bị coi thường nhất trong tất cả các giai cấp tại tất cả các quốc gai có nông dân. Những người nông dân ấy chỉ biết cam chịu một năng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Họ chỉ biết là lụng không biết mệ mỏi họ chỉ biết chịu đựng họ chân chất thật thà họ là giai cấp đáy của xã hội nhưng lại là giai cấp sản sinh ra rất nhiều những nhà yêu nước những nhà cách mạng lớn lãnh đạo dân tộc. Những người nông dân chân lấm tay bùn ấy được xuất hiện trong những câu ca dao câu thơ khiến chúng ta thêm yêu quý cảm phục họ và thương cảm cho những thân phận như thế. Họ được ví như những con cò con vạc ngoài đồng là những con vật lam lũ nhất của cuộc sông và cũng gắn bó hết sức mật thiết đối với những người nông dân.

“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Họ còn là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân. chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con. khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền. lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai. còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con. lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su. lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con. và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn.

Xã hội phong kiến là một xã hội tồi tàn với những chính sách cai trị hết sức hà khắc đã khiến người nông dân chịu rất nhiều khổ cực trong xã hội ấy. Thân phận người nông đẫ thống khổ sẵn ởn trong xã hội này họ càng thống khổ hơn Được đọc được tìm hiểu về những câu thơ những tác phẩm như thế càng khiến chúng ta cảm nhận rõ hơn về những người nông dân của xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.

Bình luận (0)
DN
11 tháng 8 2017 lúc 20:49

Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa.Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức.

Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
Bình luận (0)
PH
11 tháng 8 2017 lúc 21:25

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

Bình luận (0)
EJ
12 tháng 8 2017 lúc 7:38

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết