Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 89
Điểm GP 6
Điểm SP 76

Người theo dõi (27)

NA
DH
DL
NN

Đang theo dõi (18)

AS
H24
DD
ND
SD

Câu trả lời:

Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh nhằm xâu xé và thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc. Đến thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ.

Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc.

Thời Tần, các giai cấp mới được hình thành. Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. Nông dân cũng bị phân hoá. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột.

Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Số nông dân công xã còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Đến đây, quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã. Chế độ phong kiến được xác lập.

Tần Thuỷ Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quuyền phong kiến tập quyền. Vua Tần xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước ; ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực...

Hoàng đế còn có một lực lượng quán sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.

Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện ; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.

Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán (206 TCN - 220).

Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.

Từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng (Cam Túc), thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

Câu trả lời:


11. Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong những năm 1954 – 1991. Trên cơ sở tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 – 1955) và Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV (1 – 1949), Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau: – Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vòng vây kẻ thù, Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh. + Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) : * Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam * Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam * Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt – Xô… + Giai đoạn 1975 – 1991 * Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) : * Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu) * Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên. * Hợp tác xuất khẩu lao động * Hàn gắn vết thương chiến tranh. 2. Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta : – Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. – Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản. – Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình).