Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 41
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 1
Điểm SP 9

Người theo dõi (5)

H24
H24
TT
LA
LA

Đang theo dõi (5)

LA
LA
PA
PA
LA

Câu trả lời:

Những yếu tố văn hóa nước ngoài đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nước nhà, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức đặt ra đối với nền văn hóa Việt Nam trong quá trình tiếp thu, chịu ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài giai đoạn hiện nay.

Luồng văn hóa từ phương Tây vào Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa nước nhà. Những năm gần đây, văn hóa nước ngoài đã và đang xâm nhập một cách ồ ạt vào Việt Nam. Chủ thể đón nhận những làn sóng văn hóa ngoại nhập một cách hồ hởi nhất chủ yếu là tầng lớp trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Việc tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách thụ động, thiếu chọn lọc, thiếu “gạn đục khơi trong” đang để lại những hậu quả khó lường. Bản chất của văn hóa là hướng tới chân - thiện - mỹ, ngày càng toàn diện và có tính quốc tế hơn. Song trong quá trình lịch sử của mình, văn hóa còn có những “bước lùi”, mà một trong những “bước lùi” đó chính là mặt trái của quá trình tiếp nhận văn hóa nước ngoài, là nhận thức và thái độ chưa đúng của giới trẻ đối với văn hóa truyền thống.

Trên mặt trận tư tưởng, điều tai hại nhất là những thế lực thù địch sử dụng các tác nhân văn hóa, văn nghệ có nội dung xấu với âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ chế độ, phá hoại cách mạng… thông qua hệ thống in-tơ-nét và các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, khiến một số người do thiếu bản lĩnh, thiếu trình độ nên chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tư tưởng độc hại. An ninh chính trị, an ninh văn hóa đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Nhiều quan điểm sai trái, phản động, trong đó có quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật, trong đời sống chính trị sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Cả phép lịch sự tối thiểu như tiếng “cám ơn” cũng thiếu sót đối với người lớn tuổi hay khách nước ngoài. Tuổi trẻ ngày nay khác tuổi trẻ ngày xưa nhiều quá! Có một chuyện đáng suy nghĩ là trong mùa Giáng sinh vừa qua, dù ai nấy rất bận rộn nhưng nơi một số người lớn tuổi (rất ít bạn trẻ), có thể ghi nhận được một hình ảnh văn hóa khá cổ điển nhưng đẹp và thấm đẩm tình cảm tương thông giữa mọi người. Đó là gởi thiệp chúc Noel và Năm mới. Có tốn công, tốn tiền gì lắm đâu khi mình ra hiệu sách hay lề đường chọn một tấm thiệp đẹp, rồi suy nghĩ lời chúc riêng cho từng đối tượng và nắn nót ghi ra bằng chính nét chữ của mình, rồi gởi bưu điện hay trao tận tay người thân, bạn bè, thậm chí gởi cho thầy giáo cũ, ông xếp cũ đã về hưu của mình? Cách chúc vui vẻ, hạnh phúc gì đó cho một người bằng thiệp thì có tốn một ít thời gian nhưng như thế mới đủ chứng tỏ tình cảm thương yêu chân thực hay thành ý của người gởi, cũng lòng tôn trọng đối với người nhận. Như vậy mà nhiều bạn trẻ, chỉ cần 2 -3 phút trên máy vi tính, gõ lời chúc ngắn, nhanh, gọn – nhanh gọn đến mức lạnh lùng – đôi khi có chịu khó kèm theo ít tấm ảnh Noel có sẵn trên mạng, rồi gởi đi bằng một cái liste danh sách thật nhiều người, ở trong nước hay ở các nước ngoài. Chắc đây là kiểu gởi “đa quốc gia”, “toàn cầu hóa”?

Nhìn chung, trong quá trình toàn cầu hóa, văn hóa, tư duy, cung cách làm ăn… của phương Tây cũng đem lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam ta, như về các mặt kinh tế, thu nhập quốc dân, mức sống, tiện nghi vật chất.v.v.., nhưng đồng một trật lại gây những tổn hại đáng báo động về mặt tinh thần, đạo lý và các giá trị truyển thống. Văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam đang thật sự bị xâm hại, đến nỗi rất bức bối nên người ta đang hô hào thực hiện nếp sống văn minh, cách sống “có văn hóa”. Trước nguy cơ có thật này, cần có ngay những giải pháp thích hợp để chỉnh đốn lại những nền nếp truyển thống, đồng thời tìm cách phát huy cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của bản sắc Việt Nam trên đường hội nhập vào kho tàng văn hóa toàn cầu.

Câu trả lời:

Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

Trong bài thơ, tác giả đã vẽ nên một hình ảnh rất gần gũi và gắn bó với người lính, đó chinh là những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này không còn bình thường mà đặc biệt ở chỗ chúng là những chiếc xe không kính. Vì xe không có kính nên:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái...

... Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước”

Ởđây tác giả đã tả rất thực về những cái thiếu của chiếc xe nên đã tạo nên hình ảnh rất đặc biệt về chiếc xe không kính trần trụi, dị dạng và nó gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Qua những sự thiếu thốn đó, tác giả còn muốn nói lên với chúng ta về sự ác liệt của chiến tranh.

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Nhưng cuối cùng từ trong hình ảnh chiếc xe không kính ta thấy hiện lên hình ảnh người lính lái xe:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Có thể nói đây là một khám phá rất thú vị về người lính Trường Sơn. Người lính lái xe được so sánh như trái tim, và trái tim này chứa đầy nhiệt huyết, chứa đầy tinh thần chiến đấu. Những người lính lái xe đã điều khiển những chiếc xe thiếu nhiều thứ, chứng tỏ họ là những con người rất dũng cảm, dám đón nhận những nguy hiểm từ chiếc xe đem lại và đặc biệt là của chiến tranh:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng...

... Bụi phun tóc trắng như người già...

...Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”

Những khó khăn gian khổ đang thử thách người lính Trường Sơn nhưng họ đều vượt qua vì trong họ luôn có một tình yêu nước nồng nhiệt. Không chỉ thế, để vượt qua những khó khăn thì họ luôn lạc quan và rất tự tin:

“Ung dung buồng lái ta ngồi”

“Không có kính, ừ thì có bụi”

“Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

“Không có kính, ừ thì ướt áo”

Những câu trả lời của họ trước sự thiếu thốn về vật chất xem ra rất bình thường. Họ luôn trả lời “ừ thì” thể hiện họ luôn lạc quan, luôn chấp nhận mọi khó khăn thử thách dù chúng rất nguy hiểm. Nhưng chêt chỉ lạc quan mà dù trong kháng chiến luôn phải đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn là những người lính trẻ trung rất vui nhộn:

“Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”

Nguy hiểm luôn sát bên họ nhưng họ vẫn châm điếu thuốc, cười ha ha. Qua đó ta thấy họ là những người hiên ngang, thấy được sự sôi nổi của người lính trẻ. Điều cuốicùng trong bài mà tác giả nói đến là tình đồng đội gắn bó, thân thiết của họ:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thèm”.

Không phải là những người thân nhưng họ lại là những người đồng đội cùng chiến đấu với nhau vì vậy họ cùng là một gia đình lớn. Và trong đại gia đình đó họ luôn gắn bó, thương yêu nhau.

Về nghệ thuật trong bài thơ, tác giả đã lấy chất liệu là hiện thực như xe không kính, không đèn... để thuyết phục người đọc. Ngoài ra tác giả còn chú trọng miêu tả hình ảnh đặc biệt của chiếc xe không kính, từ đó khắc hoạ hình ảnh người lính sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng và dũng cảm. Ngôn ngữ bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, ngang tàng, rắn rỏi, nhưng vẫn lãng mạn. Giọng điệu theo lối thơ tự do, lại gần với văn xuôi.

Qua tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy được hình ảnh của người lính hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, có ý chí.