Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (11)

NP
BT
HT
TL
LF

Câu trả lời:

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Em bé tên là gì? Mấy tuổi? (Cu Khôi, gần một tuổi).

- Con của ai? (Anh Hai, anh trai của em).

2. Thân bài:

* Tả em bé:

- Hình dáng: Thân hình, mái tóc, gương mặt...

- Tính nết: Hiếu động, vui vẻ, ngoan ngoãn...

- Hành động: Đang tập đi, tập nói...

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Yêu quý bé.

- Mong được dắt bé đi chơi công viên.

II. Bài làm

“Cu Khôi ơi! CỐ lên nào! Một, hai, ba...! Giỏi lắm, con trai mẹ giỏi lắm! ”. Chị Hai sung sướng khi thấy con mình đã đi được ba bốn bước. Cu Khôi giơ hai tay ra phía trước như chờ người đón, chân loạng choạng chưa vững, thân hình lắc lư trông thật ngộ. Bé ào vào lòng mẹ, dúi đầu vào ngực mẹ rồi quay ra toét miệng cười với những người xung quanh đang reo hò, cổ vũ.

Cu Khôi là con đầu lòng của anh Hai. Bé mới được mười một tháng. Gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hồng như màu táo chín, ai trông thấy cũng muốn hôn. Cặp mắt đen láy mở to dưới hàng mi dài cong vút. Mỗi khi bé cười, đôi môi tươi như cánh hồng hé nở, Đềlộ mấy chiếc răng sữa trắng muốt. Nụ cười hồn nhiên, thơ ngây của bé làm cho gương mặt bé càng đáng yêu hơn.

Cu Khôi mới lẫm chẫm biết đi nên thích đi lắm. Nó thường nhoài khỏi lòng mẹ, vịn thành giường lần từng bước một. Mười ngón tay bụ bẫm bám chặt cho khỏi ngã. Có lúc, bé dám buông tay nhưng chỉ được vài bước, nó ngã ngồi xuống đất rồi lại loay hoay đứng dậy đi tiếp. Mọi người trong gia đình hồi hộp và thích thú theo dõi những bước đi chập chững đầu tiên của bé.

Trong số đồ chơi, cu Khôi thích nhất quả bóng và chiếc ôtô. Chị Hai bấm công tắc cho xe chạy, bé thích thú vỗ tay cười rồi nhanh nhẹn bò theo. Nhiều lúc nó ném quả bóng nhựa vào gầm bàn rồi lại chui vào lấy ra, mấy lần nhưthế.

Mẹ em và chị Hai thường dạy cu Khôi tập nói. Giờ đây bé đã biết nói từng tiếng một: Ba, bà, mẹ, cây, hoa, măm, ụm... Cái giọng ngọng nghịu, non nớt của bé mới dễ thương làm sao!

Đùa nghịch chán, cu Khôi lại lăn ra ngủ. Chị Hai bế bé lên giường, đặt nằm ngay ngắn, nhưng chỉ được một lát là bé dang rộng tay chân, cái đầu hơi ngoẹo sang một bên, mái tóc dợn sóng xoã bồng bềnh trên gối. Đôi mắt khép hờ, đôi môi đỏ tươi thỉnh thoảng lại nún nún như đang bú.

Em rất thích ngắm cu Khôi ngủ. Thỉnh thoảng em lại cúi xuống hôn đôi má bầu bĩnh thơm thơm mùi sữa. Mẹ em thường bảo cái dáng nằm của nó là dễ nuôi, hay ăn chống lớn.

Cả nhà em ai cũng yêu quý bé. Có bé, căn nhà lúc nào cũng rộn tiếng cười vui. Chỉ vài tháng nữa là em có thể dắt cháu đi chơi công viên Đầm Sen được

Chúc bn học tốtvui

Câu trả lời:

Ăn vặt là ăn uống những thứ không thành một bữa như ăn bánh kẹo, hoa quả, hạt dưa, đậu phộng... Rất nhiều người thích ăn vặt. Có thể bạn cũng là một người trong số đó. Điều này phần lớn là do thói quen được hình thành từ nhỏ. Thỉnh thoảng ăn vặt thì cũng không có vấn đề gì lớn. Nhưng, nếu như ăn vặt trở thành thói quen thì nó chẳng có ích lợi gì cả.

Trước tiên, sở dĩ những thứ ăn vặt có thể hấp dẫn được bạn là vì nó có điểm nổi bật về hương vị, màu sắc. Những người hay ăn vặt thường chẳng có hứng thú gì với ba bữa cơm chính. Việc ăn uống của chúng ta nếu không điều độ, ăn uống linh tinh những thứ lặt vặt rồi đến khi vào bữa ăn chính lại bỏ. Tình trạng này nếu cứ diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với trẻ em lại càng có hại cho sự phát triển thể chất.

Mỗi một bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có quy luật của nó. Dạ dày, ruột cũng không ngoại lệ. Nếu như thường xuyên ăn vặt sẽ khiến cho dạ dày, ruột mất đi tính quy luật trong hoạt động của chúng và luôn ở trong trạng thái làm việc, không được nghỉ ngơi thích hợp. Dạ dày, ruột sẽ không thể làm việc được nữa nếu như công việc của nó mệt mỏi quá độ. Dần dầnưởng xấu tới hoạt động tiêu hoá bình thường của cơ thể.

Ngoài ra, khi ăn vặt, người ta thường dùng tay lấy thức.ăn cho vào miệng. Có câu tục ngữ nói rất đúng: "Bệnh từ mồm vào". Con người ta muốn không mắc bệnh, đồ dùng để đưa thức ăn vào miệng có được sạch sẽ hay không là một vấn đề rất quan trọng. Nếu như dụng cụ ăn uống sạch sẽ, như vậy khi lấy thức ăn đưa lên miệng sẽ rất an toàn. Ngược lại, nếu dụng cụ ăn uống quá bẩn, vi khuẩn hay những thứ có hại sẽ theo thức ăn xâm nhập vào cơ thể bạn gây ra các loại bệnh tật. Tay là bộ phận bẩn nhất trên cơ thể người. Bởi vì, người ta dùng tay để tiếp xúc với mọi vật bên ngoài. Nó thường xuyên mang theo rất nhiều vi khuẩn hay ký sinh trùng mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu như thức ăn vặt mà chúng ta mua không được vệ sinh, sạch sẽ, khi ăn rất dễ gây đau bụng hoặc bi nhiễm những bệnh đường ruột.

Vì thế, thường xuyên ăn vặt chỉ có hại mà không có ích lợi gì. Tốt nhất không nên ăn hoặc ít ăn vặt thôi.

Chúc bn học tốtvui