Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 47
Số lượng câu trả lời 687
Điểm GP 60
Điểm SP 1396

Người theo dõi (76)

LC
LC
MB
PY
DN

Đang theo dõi (49)

H24
GN
PP

Câu trả lời:

Bài 1: Viết đoạn văn ngắn phân tích biện pháp tu từ của bài thơ dưới đây:

" Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ...

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm ...

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng ... "

Bài làm:

" Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ...

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm ...

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng ... "

Đây là bài ca dao ông cha ta đã sáng tác để nói về nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân trong công việc đồng áng của họ. Trong bài ca dao, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ sau đây: điệp từ "trông" (9 lần), liệt kê, nói quá và tương phản - đối lập "chân cứng,đá mềm". Các biện pháp tu từ trên có tác dụng nhấn mạnh sự vất vả, cực nhọc của người nông dân khi họ làm ra hạt lúa, củ khoai. Để có thể đạt được những thành quả lao động, có năng suất, có chất lượng cao thì họ lệ thuộc và thời tiết, thiên nhiên. Từ "trông" lặp lại 9 lần là thể hiện cái nỗi niềm mong mỏi của người dân - họ cầu cho mưa thuận, gió hòa, thời tiết tốt đẹp và họ còn cầu mong cho một sức khỏe dồi dào, dẻo dai để được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, điệp từ "trông" còn tạo nên nhịp điệu thiết tha, đằm thắm cho bài ca dao. Các biện pháp tu từ như: liệt kê, nói quá, đối lập - tương phản cũng nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân nhưng đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết tôn trọng, tiết kiệm những sản phẩm của người nông dân làm ra.

Câu trả lời:

Hướng dẫn soạn bài " Đánh nhau với cối xay gió" - Trích Đônkihôtê - Xecvantet - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả - tác phẩm:

- Xéc-van-tét (1547-1616)

- Là nhà văn tài ba của Tây Ba Nha và ông xuất thân trong một gia đình quý tộc bậ trung.

- Văn bản đánh nhau với cối xay gió là ở chương 8.

2.Đọc hiểu chú thích, bố cục:

- Thể loại: tiểu thuyết

- Gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu ... bọn khổng lồ

->Những sự việc trước khi đánh nhau với cối xay gió

+ Đoạn 2: Tiếp ... toạc nửa vai

->Diễn biến của cuộc đánh nhau với cối xay gió

+ Đoạn 3: Còn lại

->Những sự việc sau khi đánh nhau với cối xay gió

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Nhân vật Đôn-ki-hô-tê:

- Trong trận đấu: hành động tốt đẹp nhưng thực ra đó không phải là những tên khổng lồ nên từ cái hoang tưởng đó mà đã thành động cơ phá hoại

- Sau trận đấu: Quan niệm: đau đớn (không kêu); không ăn; không uống

=>Qua đây, ta thấy Đôn-ki-hô-tê là người có lí tưởng cao đẹp, có hành động dũng cảm nhưng đầu óc mê muội vì thế làm cho hành động sai lệch, nực cười. Đôn-ki-hô-tê vừa đáng trách, vừa đáng thương

2.Nhân vật Xan-chô Pan-xa:

- Trước trận đấu: ông vào can chủ và không tham gia

- Là nhân vật tầm thường, thực dụng và ngay thẳng

3.Cặp nhân vật tương phản:

- Xây dựng cặp nhân vật dựa trên nghệ thuật đối lập tương phản

+ Nguồn gốc

+ Hình dáng

+ Khát vọng

+ Nhận thực, quan niệm sống

+ Suy nghĩ

=>Học ở Đôn-ki-hô-tê những lí tưởng cao đẹp và hành động dũng cảm. Học ở Xan-chô Pan-xa sự tỉnh táo và hiền lành.

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Tương phản đối lập

- Nghệ thuật kể chuyện miêu tả hài hước và lôi cuốn

- Tác giả khuyên chúng ta không nên hoang tưởng, thực dụng mà phải thật tỉnh táo và cao thượng

2.Nội dung:

- (Sgk/80)

Câu trả lời:

Hướng dẫn soạn bài " Hai cây phong" - Trích " Người thầy đầu tiên" - Aimatop - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả - tác phẩm:

- Ai-ma-tốp (1928) người Cư-rơ-gư-xtan. Vốn ông là một kĩ sư chăn nuôi, sau đó ông đi học Văn học và đã trở thành nhà văn, nhà báo nổi tiếng.

- Văn bản “Hai cây phong” được trích trong “Người thầy đầu tiên”. Đây chính là phần đầu của truyện ngắn.

2.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

- Ngôi kể: thứ nhất (lúc thì xưng “tôi”, lúc thì xưng “chúng tôi”)

- “Tôi” là thời điểm hiện tại và quá khứ còn “chúng tôi” là thời điểm quá khứ

- Thể loại: truyện vừa

- Phương thức: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu ... chiếc gương thần xanh.

=>Hình ảnh hai cây phong và làng quê Ku-ku-rêu trong con mắt của “tôi”

+ Phần 2: Tiếp ... biêng biếc kia

=>Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “chúng tôi”

+ Phần 3: Còn lại

=>Hình ảnh hai cây phong và thầy Đuy Sen

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Hình ảnh hai cây phong:

a. Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “tôi”:

- Hai cây phong như hai ngọn hải đăng

->Như tín hiệu dẫn đường cho người làn đi xa trở về làng

- Chúng có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng

- Dù ta tới đây vào lúc nào ... cung bậc khác nhau

- Có khi tưởng chừng ... thương tiếc người nào

- Và khi mây đen ... bốc cháy rừng rực

=>Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. So sánh và nhân hóa sinh động

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

=>Tác giả muốn khẳng định vị trí của hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ nói riêng và cảm nhận của người dân làng Ku-ku-rêu nói chung – hai cây phong chính là biểu tượng của quê hương, đó chính là lý do tác giả nói ở đây

b. Hai cây phong trong con mắt của “chúng tôi”:

- Sự kiên leo cây, phá tổ chim

- Quên mất chuyện phá tổ chim vì thế giới vô cùng kì diệu đã hiện ra dưới con mắt của bọn trẻ

*Hai cây phong:

- Hai cây phong khổng lồ nghiêng ngả

- Bóng râm mát rượi với tiếng lá xào xạc dịu hiền

- Cành cao ngất, mắt mấu

*Bọn trẻ khám phá:

- Thảo nguyên

- Chuồng ngựa

- Những vùng đất và những con sông

- Cảm xúc: sửng sốt, nín thở và thấy được sự bí ẩn, quyến rũ của quê hương

- Suy nghĩ: Nơi đó đã là nơi tận cùng chưa ?

- Lắng nghe: tiếng gió và những sự bí ẩn với những vùng dất kì diệu

- Biện pháp nghệ thuật: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm + Đánh giá + So sánh

=>Qua đó, chúng ta thấy hai cây phong là tín hiệu làng quê, gắn bó với con người và có sự sống riêng. Nó cũng chính là nơi hội tụ những niềm vui của tuổi thơ. Là nơi mở rộng chân trời hiểu biết, cũng là nơi ghi dấu những biến cố của làng đó là trường Đuy Sen

2.Hai cây phong và thầy Đuy Sen:

- Nó là hai cây phong do thầy Đuy Sen trồng và cũng chính là chứng nhân lịch sử của trường Đuy Sen – ngôi trường đầu tiên

=>Qua đó, ta thấy nhân vật “tôi” yêu hai cây phong, yêu quê hương đất nước và gắn liền với lòng biết ơn về người thầy – người đã vun trồng những ước mơ cho những học trò nhỏ của mình. Và qua đây, chúng ta cũng càng thêm tôn trọng nhân vật “tôi” – người có tấm lòng cao quý

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Kết hợp tả, kể và biểu cảm

2.Nội dung:

- (Sgk/101)

Câu trả lời:

Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

- Bố cục: Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS

=>Thông báo

+ Phần 2: Tiếp ... con đường phạm luật

=>Tác hại

+ Phần 3: Còn lại

=>Kiến nghị

- Phương thức: thuyết minh

- Nhan đề: có dấu phẩy để nhấn mạnh, gây ấn tượng và có thể hiểu đó như là tiếng chửi rủa.

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Thông báo về nạn dịch:

- Nghệ thuật: lập ý theo lối gián tiếp: từ xa đến gần, biện pháp so sánh

=>Qua đó, chúng ta thấy ôn dịch, thuốc lá đang đe dọa tới sức khỏe của con người – đó chính là một hiểm họa to lớn.

2.Tác hại của thuốc lá:

a. Tác hại đối với sức khỏe con người”

* Đối với người hút: gây ra nhiều bệnh tật

* Đối với người xung quanh: thuốc lá rất độc hại đối với những người xung quanh đặc biệt là thai nhỉ và trẻ nhỏ.

b. Tác hại tới đạo đức con người:

- Ăn trộm

- Nghiện thuốc lá -> Ma túy

=>Thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách của con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

3. Kiến nghị chống thuốc lá:

- Với các biện pháp đưa ra ví dụ, số liệu và phương pháp so sánh từ đó tác giả muốn nói lên chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới.

- Từ đó, khiến người đọc tin ở chiến dịch chống thuốc lá, hành động không hút thuốc lá và tuyên truyền tới mọi người.

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Phương pháp: thuyết minh

- So sánh, liệt kê

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

2.Nội dung:

- Hiểu được tác hại của thuốc lá và chống lại nạn ôn dịch này.

P/s: Bạn đọc qua bài đi nữa nhé thì khi hok bạn sẽ hiểu bài hơn đó !!!