Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 14
Số lượng câu trả lời 63
Điểm GP 2
Điểm SP 39

Người theo dõi (40)

DN
TP
LT
VL
TK

Đang theo dõi (19)

TD
JJ
TA
TN
BT

Câu trả lời:

BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA

Trái Đất đang nóng dần lên. Băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Thiên tai đang xảy ra.Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Vậy rừng có công dụng gì? Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước. Cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Đặc biệt là cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“ Núi giăng thành lũy thép dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”

Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt. Ngoài ra, rừng còn là nguồn cảm hứng cho những thi sĩ, nhạc sĩ. Nếu không có rừng thì làm sao nhạc sĩ Hoàng Việt lại có thể sáng tác ra bài Nhạc rừng, rồi cả bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ.

Biết rằng rừng quan trọng như vậy, tại sao con người lại tàn phá rừng? Đó là vì chính lòng tham của con người làm họ lu mờ mà quên mẹ thiên nhiên đang đau đớn và khổ sở biết nhường nào. Có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là Trái Đất mất đi một “nhà máy lọc khí tân tiến nhất thế giới” , động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn...

Hiện nay, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất… Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển.

Tại sao thay vào hành động vô ý thức kia không phải là hành động mà tất cả mọi người đều cảm thấy thán phục: đó chính là rồng rừng. Trồng rừng để những tán cây xanh ngày càng vươn cao và to lớn hơn để bù đắp phần nào những mất mát và đau đớn mà rừng đang chịu đựng hằng ngày. Còn riêng về phần chính bản thân chúng ta-những học sinh hãy cố gắng hết sức để tuyên truyền cho mọi người dân địa phương mình cách khai thác rừng hợp lí,và cả cách để cùng chung tay với đồng bào cả nước bảo vệ lá phổi của Trái Đất.

Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân ***** nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca.

Câu trả lời:

Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dà được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê - nin đã từng khuyên con cháu rằng: “Học, học nữa, học mãi”.

Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mọi người học tập. Vậy ý nghĩa của nó là gì? “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu. Vì vậy nên cái đó cũng cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải học hỏi. Cụm từ “học nữa” thì thúc giục chúng ta tiếp tục học. Nó cũng mang hàm ý là đã học rồi nhưng cần phải tiếp tục học thêm nữa. Khẳng định vấn đề quan trọng về công việc học tập là ý nghĩa của vế thứ ba. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người luôn luôn phải học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí trong xã hội.

Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết. Nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xã hội ngày một đi lên theo thời gian, đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao, hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy. Học tập còn giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội, bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra, nếu ta không chịu khó học tập thì ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức.Và vì cuộc sống có rất nhiều nhân tài, nếu ta không chịu khó học hỏi thì ta sẽ thua kém họ và dần dần sẽ mất đi vị trí của mình trong xã hội. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống. Nó chưa bao giờ có giới hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ. Họ cần phải nhận ra mọi điều họ biết chỉ là một hạt cát trong đại dương mênh mông mang tên tri thức.

Song phải học như thế nào để đem lại hiệu quả tốt? Chúng ta cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét lại phương pháp học tập của mình. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép, học tủ, học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo.

Ngày xưa, nhân dân ta đã có truyền thống hiếu học. Đầu tiên phải nhắc tới trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, hiếu học từ nhỏ. Mặc dù không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được học. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất chính là Nguyễn Hiền. Cha mất sớm, cậu phải sống với mẹ trong một căn nhà nhỏ bên cạnh ngôi chùa ở Nam Định. Vị sư trụ trì của chùa là người uyên thâm Nho học, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Khi còn rất nhỏ, Nguyễn Hiền đã lân la ở lớp học và tiếp xúc với sách vở. Cùng với trí thông minh hơn người, dù chưa tới tuổi đi học nhưng Nguyễn Hiền đã tỏ ra là người hiểu biết hơn người. Ông là người đỗ đầu trong kỳ thi năm 1247 dưới triều Trần, và khi đó ông chỉ mới 12 tuổi. Lương Thế Vinh là người Nam Định. Từ nhỏ ông có khả năng học thuộc, trí nhớ hơn người, nhanh hiểu và đầy sáng tạo trong các trò chơi với bạn bè. Năm 23 tuổi, Lương Thế Vinh đỗ trạng. Ông làm quan dưới triều Lê trong 32 năm, là người học rộng hiểu sâu, Lương Thế Vinh trở thành nhà bác học toàn diện của Việt Nam. Ở lĩnh vực toán học, ông dạy cho người đời các phép tính cửu chương, cách đo đạc, hệ thống đo lường… chính vì vậy ông còn được gọi là “Trạng Lường”.

Câu nói của Lê-nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên thì ta có thể giúp ích cho xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.