Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 720
Điểm GP 96
Điểm SP 1089

Người theo dõi (206)

TS
NT
KJ

Đang theo dõi (4)

HV
VN

Câu trả lời:

Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản biển, đảo

Công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của nước ta cũng ngày càng được đẩy mạnh và đạt được những thành quả nhất định; quy mô và phạm vi cũng được mở rộng từ vùng nước nông, ra các vùng nước sâu, xa bờ và một số điểm thuộc vùng biển Quốc tế. Khối lượng công tác thăm dò, khai thác dầu khí đã thực hiện trên toàn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là khá lớn. Khảo sát điều tra cơ bản toàn bộ 160 lô, đo địa chấn 2D trên 158 nghìn km, đo địa chấn 3D là 50 nghìn km2. Nhiều bể trầm tích có triển vọng khai thác dầu và khí tự nhiên trên vùng biển và thềm lục địa nước ta; Đã phát hiện thêm nhiều lô dầu khí mới, xác định thu hồi 1,37 tỷ tấn quy dầu và tiềm năng khí các bể còn lại khoảng 2,6 - 3,6 tỷ tấn quy dầu. Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định được các bể/cụm bể trầm tích có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Hoàng Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Trường Sa - Tư Chính - Vũng Mây, Malay - Thổ Chu và Phú Quốc, trong đó các bể: Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu đã phát hiện và đang khai thác dầu khí. Đến năm 2012, đã phát hiện thêm 02 mỏ dầu khí mới.

Kết quả khai thác dầu khí trong những năm, từ năm 2005 - 2012 đạt tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác dầu thô giảm 1,7%/năm, sản lượng khai thác khí tự nhiên tăng 5,5%/năm và sản lượng dầu thô xuất khẩu giảm 9,1%/năm và tốc độ tăng về tỷ lệ sản lượng dầu thô xuất khẩu so với sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,7%/năm. Trong giai đoạn năm 2005 - 2012, tổng sản lượng khai thác dầu thô trên thềm lục địa Việt Nam đạt 130,27 triệu tấn, khoảng 63,52 tỷ m3 khí tự nhiên và tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu đạt 102,25 triệu tấn; bình quân mỗi năm trên thềm lục địa nước ta có thể khai thác được 16 triệu tấn dầu thô/năm, khoảng 7,9 tỷ m3/năm khí tự nhiên.

- Thực trạng khai thác quặng Titan ở vùng biển Việt Nam: Trong những năm gần đây do thị trường tiêu thụ titan và các khoáng sản đi kèm trên thế giới biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng về giá cả; ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khai thác sa khoáng titan ở nước ta. Hoạt động khai thác quặng titan tập trung nhiều ở một số địa phương như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Đến nay, riêng ở các tỉnh Miền Trung có trên 50 đơn vị tổ chức khai thác, ở 38 khu mỏ và có 18 xưởng tuyển tinh quặng và đã được khai thác gần 8 triệu tấn quặng titan. Việc quản lý hoạt động khoáng sản được thực hiện thông qua các giấy phép khai thác do 2 cấp quản lý cấp cho các doanh nghiệp trong đó Bộ Công nghiệp (trước năm 2002) hoặc Bộ Tài nguyên & Môi trường (sau năm 2002) cấp giấy phép khai thác cho các mỏ lớn còn ở nông nghiệp (trước năm 2002) hoặc ở Tài nguyên & Môi trường (sau năm 2002) cấp giấy phép khai thác cho khai thác tận thu khoáng sản.

- Nghề sản xuất muối: Cả nước có 21 tỉnh sản xuất muối, trải dài từ Hải Phòng đến Cà Mau. Đến năm 2012, tổng diện tích sản xuất muối toàn quốc có 14.528,2 ha. Các tỉnh có diện tích sản xuất muối nhiều như tỉnh Bạc Liêu (2.774 ha), Ninh Thuận (2.380 ha), Bến Tre (1.431 ha), TP. Hồ Chí Minh (1.532,2 ha), Quảng Nam (35 ha), Thái Bình (60,51 ha). Diện tích sản xuất muối công nghiệp năm tập trung ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

HỌC TỐT

Câu trả lời:

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

2. Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây.

3. Tài nguyên giao thông vận tải

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

4. Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

HỌC TỐT