1. Cho đường tròn (O;2cm), đường kính AB. Vẽ đường tròn (O') đường kính OB.
a) Hai đường tròn (O) và (O') có vị trí tương đối như thế nào đối với nhau? Giải thích.
b) Kẻ dây CD của (O) vuông góc AO tại trung điểm H của AO. Tứ giác ACOD là hình gì? Vì sao?
c) Tính độ dài AC, CB?
d) Tia DO cắt đường tròn (O') ở K. Chứng minh B, K, C thẳng hàng.
2. Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB=2R. Từ một điểm M nằm trên nửa đường tròn ta vẽ tiếp tuyến xy. Vẽ AD và BC vuông góc xy.
a) Chứng minh rằng MC=MD.
b) Chứng minh AD+BC có giá trị không đổi khi M chuyển động trên nửa đường tròn.
c) Chứng minh rằng đường tròn đường kính CD tiếp xúc với ba đường thẳng AD, BC, AB.
d) Xác định vị trí của M trên nửa đường tròn (O) để diện tích tứ giác ABCD là lớn nhất.
1. Một tam giác có chiều cao bằng 2/5 cạnh đáy. Nếu chiều cao giảm đi 2cm và cạnh đáy tăng thêm 3cm thì diện tích của nó giảm đi 14cm vuông. Tính chiều cao và cạnh đáy của tam giác.
2. Người thứ nhất đi từ A đến B, người thứ hai đi từ B đến A. Họ gặp nhau khi người thứ nhất đi được 1 giờ rưỡi còn người thứ hai đi hết 3 giờ. Một lần khác hai người cùng đi từ hai địa điểm như thế nhưng họ xuất phát cùng một lúc, sau 1 giờ 15 phút họ còn cách nhau 10,5km. Tính vận tốc mỗi người.
Cho 11,2g một kim loại R (có hóa trị II) dạng bột tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch CuSO4 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 12,8g một kim loại và dung dịch A (D dung dịch CuSO4 = 1,2g/ml).
a) Hãy xác định kim loại R.
b) Tính C% của dung dịch CuSO4 đã dùng.
c) Tính Cm và C% của dung dịch A.
d) Cho dung dịch A vào bình đựng 100ml dung dịch KOH 3M, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được bao nhiêu gam chất rắn?
1. Một hỗn hợp dạng bột gồm: Al, Fe, Cu. Tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp.
2. Cho 8,8g hỗn hợp A (gồm kim loại X và oxit của nó là XO) tác dụng vừa hết với 150g dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 4,48l khí (đktc).
a) Tìm kim loại X.
b) Cô cạn dung dịch A được bao nhiêu gam muối khan (3 cách).
Cho 112g hỗn hợp ba kim loại Al, Fe, Cu tác dụng với khí Cl2 dư. Cho toàn bộ sản phẩm rắn thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy chất kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 120g chất rắn B.
Mặt khác nếu cho 112g hỗn hợp A (ba kim loại trên) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn C có khối lượng 32g và dung dịch D.
a) Cho biết các chất trong B, C, D.
b) Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu (A).
1. Nhúng 1 tấm đồng kim loại có khối lượng 50g vào dung dịch Bạc nitrat. Sau một thời gian, đưa tấm đồng ra rửa sạch, làm khô, cân lại được 53,04g.
Hãy tính khối lượng bạc tạo thành (giả sử toàn bộ lượng bạc sinh ra đều bám vào tấm đồng).
2. Cho 50g dung dịch nạn 20% vào bình đựng 100ml dung dịch CuSO4 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và chất rắn B.
a) Tính khối lượng chất rắn B.
b) Tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch A.
Biết D dung dịch NaOH= 1,2 g/ml và D dung dịch CuSO4 = 1,1 g/ml.