Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 29
Số lượng câu trả lời 37
Điểm GP 14
Điểm SP 52

Người theo dõi (9)

LT
HT
HA
LN

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

 thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

Câu trả lời:

*Giống nhau về vai trò quy mô kinh tế biển.
- Về vai trò quy mô kinh tế biển ĐNB và DHMT đều coi phát triển kinh tế biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

- Kinh tế biển của 2 vùng còn nhiều triển vọng lớn trong xu thế khai thác tổng hợp tài nguyên biển.

- Giống nhau về nguồn lực kinh tế biển

+Cả 2 vùng dều có vùng biển rộng nhất nhì cả nước với tàI nguyên sinh vật biển phong phú đa dạng giàu tiềm năng điển                                                 hình là các nguồn khoáng sản trữ lượng lớn nhất nhì cả nước đó là cơ sở phát triển ngành đánh bắt chế biến.

+Cả 2 vùng đèu có bờ biển dài, đều có đầm phá cửa sông lớn nổi tiếng như phá Tam Giang và Đầm Dơi... chính là cơ sở
nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn nhất cả nước.

+Cả 2 vùng đều có khoáng sản dầu khí dưới thềm lục địa phong phú nhất nhì cả nước, đang có nhiều triển vọng lớn cho
phát triển khai thác dầu khí.

+Cả 2 vùng đều bờ biển dài rất khúc khuỷu với nhiều vùng vịnh kín gió, độ sâu lớn, cho phép xây dựng được nhiều cảng
biển kín như Đà nẵng, Cam ranh, Vũng tàu.

+Cả 2 vùng đều có tài nguyên phong cảnh biển rất hấp dẫn, nổi tiếng thế giới với nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang, Vũng
tàu là cơ sở phát triển ngành công nghiệp du lịch qui mô lớn.

+Cả 2 vùng đèu có nguồn lao động là ngư dân dồi dào, nhiều kinh nghiệm đi biển và đánh bắt chế biến thuỷ hải sản, lại có
nghề làm nước mắm, như nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc.

+Cả hai vùng đều xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cho kinh tế biển khá hiện đại và hoàn chỉnh như hệ
thống cảng biển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và hệ thống giao thông dọc ven biển...

+Cả 2 vùng này đều được nhà nước quan tâm hàng đầu, ưu tiên cho đầu tư cho phát triển kinh tế biển.

- Giống nhau về khả năng phát triển kinh tế biển:

+Cả 2 vùng đều có khả năng lớn nhất nhì cả nước về đánh bắt nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản.

+Cả 2 vùng đều có khả năng từng bước hiện đại hoá trong công trình khai thác khoáng s sản biển như dầu khí, cát, thuỷ
tinh.

+ Cả 2 vùng đều có khả năng phát triển ngành du lịch biển đa dạng .

+ Cả 2 vùng đều phát triển ngành mạnh các ngành giao thông biển dịch vụ biển.

+Cả 2 vùng đều có khả năng phát triển mạnh khai thác phát triển kinh tế biển.

*Khác nhau:
-Khác nhau về vị trí, vai trò quy mô kinh tế biển.

+Mặc dù kinh tế biển của 2 vùng đều được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nhất nhì cả nước, nhưng có thể nói quy mô kinh
tế biển ĐNB lớn , hiện hiện đại gấp nhiều lần so với duyên hải miền Trung.

+Vai trò: kinh tế biển của ĐNB chiếm vị trí quan trọng trong hơn và lớn hơn và không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế vùng.
Nhưng vai trò của kinh tế biển duyên hải miền trung hiện nay chưa xứng đáng với vai trò, với tiềm năng thực của nó.

-Khác nhau về nguồn lực phát triển kinh tế biển.

+Trước hết về các nguồn tài nguyên sinh vật của biển thì trữ lượng hải sản của ĐNB lớn hơn nhiều so với DHMT, những
khả năng có thể đánh bắt dược thì thuận lợi hơn nhiều so với ĐNB vì điều kiện đánh bắt thuỷ hải sản ở DHMT thuận lợi hơn, lâu
đời hơn vì có nhiều cảng cá nổi tiếng như Phan Thiết, Phan Rang,...

+Tài nguyên Sinh vật biển ngoài THS thì DHMT còn có chim Yến là nguồn đặc sản rất có giá trị mà ĐNB không có được;
về khả năng nuôi trồng dọc ven biển thì ĐNB mạnh hơn vì có ĐBSCL với 35 vạn ha mặt nước mặn, lợ còn ở miền TRung có
160000 ha.

+ĐNB phong phú gấp nhiều lần DHMT về tài nguyên khoáng sản biển nhưng cát thuỷ tinh và ôxit Ti tan thì ĐNB kém hơn
Duyên hải miền Trung .

+Tài nguyên du lịch biển thì phải nói ngay Duyên hải miền Trung phong phú, đa dạng hơn nhiều tiềm năng hơn so với
ĐNB, nếu như ĐNB nổi tiếng thế giới chỉ có bãi tắm Vũng tàu, Long Hải, Sơn Hải thì ở miền Trung nổi tiếng nhiều bãi tắm đẹp
như Sầm Sơn, Cửa Lò, Dung Quất, Linh Trữ, Lăng Cô...

Về tàI nguyên phát triển giao thông biển: có thể nói hiện nay ĐNB mạnh hơn, vì nó có 2 cảng lớn là cảng SG, Vũng Tàu,
nhưng trong tương lai Duyên hải miền Trung có thế mạnh hơn vì có nhiều vũng vịnh, cửa sông, cảng lớn như Cam Ranh, Nha
Trang, Quy nhơn, Văn Phong, Dung Quất.... Đồng thời, nó là cửa thông ra biển và nhiều cảng biển trở thành cảng biển quốc tế như
cảng Đà nẵng,Vinh...

-Khác nhau về nguồn lao dộng kinh tế biển: ở DHMT dồi dào hơn nhưng chất lượng và trình độ thấp hơn vì kinh tế biển với
quy mô chưa lớn.

Hiện nay, ĐNB mạnh gấp nhiều lần Duyên hải miền Trung về cơ sở hạ tầng, vì ở đó có 2 cảng lớn là SG và Vũng Tàu.

-Khác nhau về khả năng phát triển kinh tế biển.

+Đánh bắt thuỷ hải sản thì hiện nay Duyên hải miền Trung lớn gấp nhiều lần ĐNB về sản lượng biển: cả nước có sản lượng
900.000 tấn thì Duyên hải miền Trung chiếm 400.000 tấn .

+Khả năng về nuôi trồng TS thì ĐNB lại mạnh hơn Duyên hải miền Trung vì thiên tai Duyên hải miền Trung nhiều lũ lụt,
hạn hán (riêng ĐNB, ĐBSCL cho XK 10 vạn tấn tôm cá/năm)

+Về khả năng phát triển khai khoáng chế biến khoảng sản biển thì ĐNB mạnh hơn, qui mô lớn hơn, hấp dẫn hơn điển hình
là công nghiệp dầu khí.

+Du lịch , giao thông biển thì ĐNB mạnh hơn so với Duyên hải miền Trung.

+về dịch vụ biển và phát triển tổng hợp kinh tế biển cũng mạnh hơn nhiều lần so với Duyên hải miền Trung .

Câu trả lời:

 * Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta được hình thành nên là do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, điển
hình là sự phân hoá lãnh thổ giữa các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, trình độ thâm canh và tập quán sản xuất
cây công nghiệp của người lao động ở mỗi vùng...

Các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng hiẹn nay ở nước ta là:
- Đông nam bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn nhất cả nước. Được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi :

- Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha. Lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn
sóng đồi bát úp rất dễ khai thác .
       + Khí hậu trong vùng là nhiệt dới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm, không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là
28- 290 c, tổng nhiệt độ hoạt động 8000- 10000 rất thuận lợi với trồng các cây côngnghiệp nhiệt đới ưa nóng như Cao su, Cà phê,
Lạc, Mía...
      + Nguồn nước trong vùng khá dồi dào vì có hệ thống sông Đồng nai, với nhiều sông lớn, có trữ lượng nước trên 30 tỉ m3
nước/năm. đủ khả năng cung cấp nước tưới cho phát triển cây công nghiệp.
      + Nguồn lao động trong vùng không những dồi dào mà lại có trình độ và truyền thống thâm canh câycông nghiệp lâu đời,
nổi tiếng là kinh nghiệm trồng cao su, là động lực chính để biến vùng này thành vùng chuyên canh cay công nhiệp lớn nhất cả nước.
      + Đông Nam Bộ được coi là vùng có cơ sở vật chất hạ tầng mạnh mà điển hình là đã xây dựng được hồ chứa nước Dầu Tiếng lớn
nhất cả nước rộng 270m2 chứa 1,5 tỉ m3 nước có khả năng tưới cho 170 ngàn ha. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây
ông nghiệp có kỹ thuật tiên tiến như chế biến cao su, cà phê... được coi như là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát
triển.
Trên cơ sở phát huy tổng hợp các điều kiện thuận lợi nêu trên, vì vậy ĐN Bộ thể hiện nhiều thế mạnh trong phát triển công
nghiệp điển hình là sản xuất cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, lạc, Đậu Tương...

- Tây nguyên được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước , được hình thành trong nhiều điều kiện
thuận lợi điển hình là:

      + Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ Ba Zan, lại phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng rất dễ khai thác, rất thích hợp với
trồng cà phê, Cao su,

Khí hậu T Nguyên là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nhưng lại phân bố trên độ cao 400- 500 m, cho nên mát mẻ quanh năm
với nhiệt độ trung bình năm là 25- 260 C , với tổng nhiệt độ hoạt động 9500 0 thích hợp với các cây ưa nóng điển hình là cà phê.
Nhưng do khí hậu phân hoá rất rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng.
      + Nguồn lao động ở T nguyên hiện nay thực chất vẫn còn thiếu mặc dù đã tiếp nhận hàng vạn lao động tù miền Bắc vào,
đồng thời trình độ thâm canh vẫn chưa cao và kĩ thuật hạ tầng kém phát triển.
      + Trên cơ sở các điều kiện nêu trên TNguyên đã phát huy các thế mạnh của mình để sản xuất cây công nghiệp mà điển hình
là diện tích Cà phê lớn nhất cả nước. Ngoài Cà phê còn sản xuất Cao su, chè búp, Dâu tằm.

- Trung du miền núi phía Bắc cũng được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn thứ 3 cả nước dược hình
thành trong điều kiện như sau:
     + Đất đai của vùng rộng lớn mà chủ yếu là đất feralit đỏ vùng đất đỏ đá vôi rất màu mỡ nhưng lại phân bố trên địa bàn hình
dốc và chia cắt rất phức tạp và rất khó khai thác, khó hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn.
     + Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11- 150 nên có thể trồng nhiều loại cây
công nghiệp cận nhiệt đới, á nhiệt Đới như chè búp, son, hồi.
     + Nguồn lao động trong vùng khá dồi dào và đã có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây công nghiệp, đồng thời trình độ
chuyên môn kỹ thuật được nâng cao... VTKTHT đã và đang phát triển điển hình là xây dựng nhà máy chế biến chè búp. Nên
trung du miền núi phía Bắc còn thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp điển hình là trồng chè búp, Mía, lạc, thuốc lá. và các cây
công nghiệp đặc sản như Sơn, Hồi. Trên các vùng núi cao rất tốt với cây trồng các loại dược liệu quý, các loại hoa quả cận nhiệt
đới, ôn đới và các giống rau ôn đới như su hào, cải bắp, Súp lơ.

Các vùng nêu trên cũng là các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhưng chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn
ngày như: đay, Cói, Mía, Lạc, Dâu tằm... vì vùng này có đất phù sa là chính, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường tiêu thụ
lớn...