Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 1
Điểm SP 6

Người theo dõi (2)

LD

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

                      Phan Bội Châu là một trong những nhà chiến sĩ cách mạng và cũng là một nhà nghệ thuật lớn của dân tộc. Ở trong ông, luôn có sự giao thoa giữa hai tính cách đó là tâm hồn lãng mạn của một người nghệ sĩ và cả ý chí chiến đấu mãnh liệt của người chiến sỹ cứu nước với tinh thần gang thép. Những điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua những tác phẩm của ông và đặc biệt là bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được ông viết khi đang bị bắt giam, thế nhưng tinh thần của ông thể hiện qua bài thơ thì không hề bị ảnh hưởng bởi điều đó mà nó vẫn toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ.

                                           Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

                                           Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

                      Chỉ hai câu thơ đầu mà tinh thần của người chiến sĩ đã được thể hiện một cách rõ nét. Nhà thơ tự thấy mình là người hào kiệt, mang trong mình dòng máu của những đại trượng phu. Từng câu chữ thể hiện được cái nhìn của ông về cuộc sống của mình. Ông không coi việc mình bị bắt giữ là một điều khó khăn mà ông coi đó là việc nghỉ ngơi khi ông đã đi “ mỏi chân” tại khắp mọi nơi. Thế mới thấy được tinh thần của những người chiến sĩ bất khuất nhưng cũng lạc quan tới mức nào.

                                           Đã khách không nhà trong bốn biển

                                           Lại người có tội giữa năm châu

                       Người chiến sĩ ấy có tinh thần hiên ngang với ý chí to lớn tới khắp mọi nơi trong thế gian này. Thế nhưng ông lại phải chịu cảnh không hề có nhà trong cả một trời đất to lớn, không những thế ông còn phải mang danh xấu, bị bắt mà không thể hiện được, làm được theo đúng những nguyện vọng của mình trong suốt cuộc đời au này của mình.. Những câu thơ đầu đã thể hiện được cái tình thần lạc quan của nhà thơ thế nhưng với hai câu sau, chúng ta lại cảm nhận được phần nào đó những điều bất lực tỏng suy nghĩ của ông lúc bấy giờ. Cả một biển trời, nhưng không có nơi đâu là nhà, ý chí đi xa khắp bốn bể năm châu nhưng cũng chỉ có thể xả thân mình mà hy sinh cũng không thể làm được những điều mà mình mong muốn. Điều đó cũng đúng đối với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ khi ông bị quân giặc bắt và giam lỏng cho tới suốt cuộc đời sau này của mình.

                                              Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

                                             Mở miệng cười tan cuộc oán thù

                      Tuy bị bắt, bị giam giữ về thể xác nhưng nhà thơ vẫn giữ được cho mình những ý chí và suy nghĩ về cuộc kháng chiến cách mạng. Ông luôn nuôi dưỡng trong mình những tư tưởng hào hùng và không bao giờ có thể đầu hàng trước khó khăn, số phận, để luôn bùng cháy lên ngọn lửa khát vọng được hi sinh vì tổ quốc. biết bao nhiêu những khó khăn, những điều tưởng chừng như sẽ không thể nào mà vượt qua được thì chỉ cần cười lên, lạc quan lên thì những điều đó sẽ thay đổi, sẽ không còn những khó khăn ở phía trước nữa. Thế mới thấy được tinh thần của nhà thơ, của người chiến sĩ như Phan Bội Châu không chỉ là một vài cá nhân mà còn biểu thị cho cả một tập thể với những điều cố gắng vì tương lại và sự nghiệp của đất nước.

                                                Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

                                                Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

                      Hai câu cuối trong tác phẩm là một điều mà chúng ta không thể nào mà quên đi được cái mãnh liệt, cái sức sống với những ý chí kiên cường, đầy nghĩ lực. Biết bao nhiêu khó khăn cũng những nguy hiểm cũng không là gì hết mà chỉ là những điều bến ngoài mà thôi. Điều quan trong nhất chính là việc chúng ta  cố gắng bảo về được tinh thần, cốt cách cùng những điều đã được khắc sâu trong tim của mình thì những điều đó sẽ luôn còn mãi mà không thể thay đổi.  Đó cũng chính là điều khẳng định của mỗi người, niềm tin mạnh mẽ với ý chí hiên ngang và bất khuất tôn tại giữa đất trời của người chiến sĩ.

                       Chỉ với một bài thơ ngắn thế nhưng “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã khiến cho chúng ta cảm thấy vô cùng xúc động với tinh thần và ý chí bất khuất của người chiến sĩ luôn hết lòng hi sinh vì tổ quốc và những suy nghĩ, những quyết tâm  của tác giả luôn cố gắng khắc sâu trong lòng của mình. Người chiến sĩ ấy luôn có được những niềm lạc quan, hứng khởi dù gặp phải khó khăn trong bất cứ trường hợp nào khác. Đó chính là một nét đẹp mà không phải ai cũng có thể có được.

 

Câu trả lời:

                                              Công cha nghĩa mẹ chữ thầy,

                                        Học sao cho giỏi những ngày còn thơ.

              Em đã tự nhủ lòng mình như vậy. Thế nhưng vì một phút nông nổi, em đã làm cô giáo dạy văn phải buồn, phải thất vọng về em.

               Em nhớ rất rõ, hôm ấy là tiết học Ngữ văn, cô giáo cho làm văn viết tại lớp. Thú thật, hôm ấy em không chuẩn bị bài. Vì chủ quan nên không đọc kỹ những tác phẩm đã học. Thế là em không làm được bài văn viết ở lớp. Nội dung tác phẩm không nắm được thì lấy đâu kiến thức để làm bài. Em đành viết qua loa, sơ sài. Bài văn của em không đủ ý. Đến tiết trả bài, em dự đoán mình sẽ bị điểm kém nên nên vội chạy lên bục giảng xin cô để được phát bài kiểm tra. Cô gật đầu, em cầm xấp bài đi nhanh xuống lớp để phát cho các bạn. Lòng em thấp thỏm lo âu. Rồi dự đoán của em cũng trở thành sự thật. Em phát hiện bài làm của mình chỉ có điểm ba. Thế là em vội gấp bài làm lại rồi kẹp ngay vào vở của mình. Em chợt nảy ra một ý định …

                Cô giáo yêu cầu chúng em đọc điểm để cô ghi vào sổ. Đến lúc gọi tên em, lời hô của em thật dõng dạc:

               - Dạ, tám điểm ạ!

                Cô gọi tiếp bạn khác, em thở phào nhẹ nhõm. Ghi điểm xong, cô yêu cầu những học sinh có điểm cao đọc bài trước lớp để các bạn tham khảo. Cô gọi tên em đọc bài đầu tiên. Thế là em như người mất hồn. Em đứng khựng như ai chôn chân xuống đất, miệng nói chẳng nên lời. Cô giáo bước xuống xem lại bài làm của em. Sắc mặt cô đã thay đổi sau khi hiểu rõ vấn đề “Tại sao em không đọc bài?” Thế nhưng cô không nói gì thêm vào lúc ấy. Cả lớp bàn tán xôn xao, cô giáo yêu cầu lớp yên lặng và gọi tên bạn khác đọc bài. Nghe bạn đọc bài rành rọt, em thật thẹn thùng. Lúc ấy, em chỉ muốn khóc thật to cho vơi đi nổi buồn về sự dối điểm của mình. Em tự nghĩ: “Sao mình nỡ lừa cô giáo đến thế?” Làm sao xoá đi lỗi lầm của mình? Bao câu hỏi cứ vẫn vơ trong em. Hiểu được tâm trạng của em cô giáo đã cho em ngồi xuống. Cả lớp không ai biết em đã dối điểm. có lẽ đây là khuyết điểm lớn nhất đối với một học sinh giỏi như em. Vì một suy nghĩ non dại, em đã làm cô giáo rất buồn. Em đã hối tiếc nhưng cũng đã muộn màng. Cuối tiết học, em đã gặp cô giáo. Em xin cô giáo tha lỗi cho em. Cô ôn tồn bảo: “Cô thất vọng vì em là một học sinh giỏi nhưng kết quả làm bài lại như thế? Và cô còn thất vọng hơn về việc em dối điểm. Cô mong em tỉnh ngộ và học tập tốt hơn. Bây giờ cô tha lỗi cho em, hãy yên tâm và cô gắng học tập hơn nữa”. Lời nói của cô đã thấm sâu vào tâm hồn em. Lời khuyên nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Ánh mắt cô vẫn nhìn em bằng cái nhìn đôn hậu, hiền từ. Thế nhưng, em vẫn rút rè, e ngại, cô giáo khẽ bảo: “Ai cũng có lần phạm lỗi lầm, nhưng biết lỗi và sửa lỗi là tốt. Cô hy vọng em mãi là học sinh ngoan. Hãy cố gắng lên, cô sẽ giúp đỡ cho em hành trang kiến thức của môn Ngữ văn”.

                   Lời khuyên của cô lúc ấy tựa như lời khuyên của mẹ. Lòng em đã ấm áp hẳn lên. Em đã bớt lo sợ vì cô đã thực sự tha thứ. Ôi? Tấm lòng của cô giáo thật độ lượng, bao dung. Lời dặn dò của cô em đã khắc ghi, nó như mạch nước nguồn chảy mải. Mạch nước ấy đã giúp em khôn lớn, nên người.

                   Từ bài kiểm tra hôm ấy, em đã rút ra cho mình bài học sâu sắc. Đó là bài học về sự “Tôn sư trọng đạo”, “Biết ơn thầy cô giáo”. Em còn rút ra bài học quý giá về tính trung thực. Con người không nên đánh mất niềm tin, không giẫm lên lòng tin của người khác. Trung thực trong làm bài, trung thực trong thi cử, trung thực với thầy cô giáo. Bên cạnh tính trung thực là tính kiên trì vượt khó, không chủ quan, không ỷ lại …Tất cả những đức tính ấy sẽ giúp chúng ta vững bước đi lên và trở thành người tốt.

Câu trả lời:

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

            + Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích

+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%.

- Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng  tây bắc – đông nam, đồng thời là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.

- Cấu trúc địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.

+ Khu vực đồi núi: bao gồm địa hình núi, chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn và địa hình bán bình nguyên, đồi trung du.

+ Khu vực đồng bằng: có hai đồng bằng lớn và dải đồng bằng ven biển.     

- Địa hình nước ta là đặc trưng địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.

- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.

            - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)

            - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).