Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Ninh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 57
Số lượng câu trả lời 497
Điểm GP 60
Điểm SP 1308

Người theo dõi (276)

Đang theo dõi (178)

H2
HJ
NN

Câu trả lời:

Bài tham khảo 1

Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân dan. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đò chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều dấy đơn giản.

Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,…Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều dấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều dấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ dấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chẩn bị xem như xong.

Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gẫy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh dấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc dâu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.

Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng dấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.

Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam

Bài tham khảo 2

Diều ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là diều hình thuyền, hay còn gọi là diều trăng, kích thước rất khác nhau, nhỏ từ 1 m, to thì 3 đến 5 m, cá biệt lên đến 8 m (cái này nếu gặp gió có thể nhấc bổng cả một đứa trẻ). Đầu vụ hè, tre hơi già (bắt đầu ngả mầu vàng) được đốn, cây tre làm diều phải là cây vừa tầm, không quá cao vì những cây này thường mềm, và không quá thấp, và không được quá nhiều cành. Tre hạ xuống, được pha làm nhiều khúc tuỳ thuộc vào kích thước diều định làm, phơi trong nắng nhạt khoảng 5 – 7 nắng cho bớt nước là có thể chuốt được rồi.

Vót cọng diều là cả một quá trình, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của con diều. Cọng nếu vót quá nhỏ, diều sẽ dễ lên nhưng nếu gặp gió cả sẽ bị chao. Nếu to quá, diều sẽ rất khó ăn gió. Cọng diều được vót thuôn nhỏ về hai đầu, dễ bắt gió nhưng vẫn đủ độ cứng khi gặp gió cả. Hai cọng diều không nhất thiết phải bằng nhau nhưng mỗi cọng bắt buộc phải đối xứng nhau. Để kiểm tra sự đối xứng của cọng diều người ta thường lấy một sợi dây không co dãn, kéo cọng theo một mức nhất định và quan sát.

Có những chuẩn mực nhất định khi lên khung: Chiều dài diều thường gấp 3 lần chiều ngang. Độ cong của diều thường phụ thuộc vào con mắt của người dựng nhưng thường vào khoảng 15 đến 20 độ. Khung diều phải cân nếu không diều sẽ bị chao.

Khung đã lên xong, bây giờ đến công đoạn phất diều, có nhiều chất liệu khác nhau có thể dùng để phất diều, phổ biến là giấy bản, hiện nay diều được phất chủ yếu bằng ni lon. Diều phất phải vừa căng nhưng không được kéo khung, mép khâu phải đều cân xứng.

Buộc lèo là một công đoạn rất quan trọng. Độ dài của lèo được tính bằng hai lần chiều ngang diều tức là 2/3 chiều dài diều, mối nối giữa lèo và dây diều có thể điều chỉnh được để tuỳ thuộc vào gió và độ cao mong muốn mà chỉnh lèo. Sáo diều được làm từ ruột nứa hay cật tre đan phết sơn, lỗ sáo được khoét từ những loại gỗ nhẹ và không co dãn như gỗ mít.

Một bộ sáo thường có từ 3 đến 5 sáo để tạo ra các âm vực khác nhau, từ tiếng thanh của sáo nhỏ đến tiếng trầm của sáo to. Diều thường được thả ở cánh đồng đầu làng, sau đó được dắt về nhà của gia chủ hay đầu làng. Một cánh diều tiêu chuẩn là tiếng sáo phải rõ, trong, cánh diều phải đứng không chao, dây không được trùng.