Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 44
Số lượng câu trả lời 163
Điểm GP 3
Điểm SP 39

Người theo dõi (7)

DT
NN
H24
M2
NC

Đang theo dõi (4)

MN
PT
H24

TH

undefined

Câu trả lời:

Nhà em có nuôi một con mèo nhỏ từ năm ngoái và em đặt tên cho nó là Tôm. Nó là một con mèo đực và rất ngoan.

Tôm thuộc giống mèo tam thể và phần lông của nó có ba màu: trắng, vàng và đen. Dù được nuôi hơn một năm rồi nhưng nó cũng không quá lớn mà chỉ nặng khoảng hơn một cân. Tôm có cái đầu tròn vo và chỉ to bằng nắm tay của mẹ em. Hai tai bé xíu lúc nào cũng dựng đứng như đang nghe ngóng điều gì đó. Mèo có đôi mắt tròn xoe ngay phía dưới là cái mũi đen bóng, nhỏ xinh lúc nào cũng ươn ướt. Hai bên khóe miệng là những sợi râu trắng tinh, lúc nào cũng rung rinh theo.

Con mèo nhà em có thân hình thon thả. Bốn cái chân dài và phần bàn chân trong nhỏ xíu với những chiếc móng vuốt sắc nhọn được giấu kỹ chỉ khi nào dùng để vồ chuột hoặc em cầm lên xem thì mới để lộ ra. Có lần em trêu nó và bị nó cào vào tay và bị xước mấy vết liền nên em mới biết được hóa ra móng vuốt của mèo lại sắc như vậy. Mèo nhà em bắt chuột rất giỏi, hầu như một tuần nó đều bắt được mấy con chuột nhắt. Giống mèo thường hay ngủ ngày và ban đêm thì đi rình chuột. Món ăn khoái khẩu của nó là món cá rán giòn ăn với cơm.

Em rất yêu quý con mèo nhà em. Mỗi khi em đi học về thì em lại dành thời gian để chơi với nó
 

Câu trả lời:

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Câu trả lời:

Đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm. Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”.

Câu trả lời:

Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:



Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.

Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.

Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.



Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.



Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:

Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Câu trả lời:

Trong 215 năm trị vì (từ 1010 đến 1225) của nhà Lý, có thể nói vị vua được nhắc đến nhiều nhất là vua Lý Thái Tổ - người đã khởi dựng triều đại nhà Lý, người đã xác lập cho nước ta một thủ đô chính thức khá sớm (từ năm 1010). Việc chọn Đại La (Thăng Long – tức Hà Nội bây giờ) làm trái tim của đất nước của Lý Thái Tổ đã khởi đầu lịch sử thủ đô Thăng Long-Hà Nội và góp phần tạo dựng truyền thống văn hiến và anh hùng của đất kinh kỳ.

 

Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”)(1). Quê làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), sinh năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi ông còn nhỏ tuổi, nhờ sự nuôi dạy của hai thiền sư nổi tiếng uyên bác lúc bấy giờ là Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh ngay từ thuở nhỏ nên Lý Công Uẩn đã trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn.

Chí lớn tỏ rõ khác thường

Theo truyền thuyết, trước khi mẹ Lý Công uẩn (lúc này đang mang thai) đến chùa Ứng Tâm để xin ngủ nhờ thì sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng đế đến”. Truyền thuyết đã diễn tả cảnh Lý Công Uẩn ra đời như sau: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan toả. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai hai bàn tay có bốn chữ son “Sơn hà xã tắc”.

Lớn lên, Lý Công Uẩn rất khôi ngô tuấn tú, lại thêm thông minh, dần dần biểu lộ một tính cách, chí khí đặc biệt. Có nhiều truyền thuyết về ông rất kỳ bí, ví như: Có một lần, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước. Không hiểu sao nhà sư lại phát hiện được, bèn trách mắng Công Uẩn. Cậu tức lắm, cho là bức tượng Hộ pháp nhìn thấy đã mách sư, bèn đánh tượng ba cái tát, rồi lấy son viết mấy chữ “Đồ tam thiên lí” (Đày ba ngàn dặm) vào sau lưng tượng. Đêm đó sư Khánh Vân nằm mơ, thấy Hộ pháp buồn rầu, đến ngỏ lời từ biệt: “Hoàng đế đã phạt đày tôi đi xa, xin chào ông ở lại”. Sáng sớm, sư Khánh Vân lên chùa xem hư thực thế nào, thì quả thấy sau lưng bức tượng Hộ pháp có dòng chữ viết kết án như ông đã nằm mơ. Nhà sư bèn sai mấy chú tiểu múc nước rửa đi, nhưng chùi thế nào cũng không sạch. Khi cho gọi Lý Công Uẩn đến rửa, thì cậu chỉ lấy tay xoa xoa thì chữ đã biến mất!Ngày càng lớn thì chí khí và tầm hiểu biết của Công Uẩn ngày càng nâng cao, học một biết mười, rất giỏi giang, nhưng vẫn tinh nghịch như một đứa trẻ.

Tương truyền một lần, Công Uẩn bị sư Vạn Hạnh phạt, trói suốt đêm nơi cửa chùa. Bị muỗi đốt không ngủ được, Công Uẩn tức cảnh đọc bốn câu thơ đầy khẩu khí, bằng tiếng Hán, dịch Nôm ra như sau:

“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Cùng trăng thanh thả giấc thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng!”

(Lê Văn Uông dịch)

Sư Vạn Hạnh nghe được tự nhủ thầm: “Đứa bé này không phải người thường, sau lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối, làm bậc minh chúa trong thiên hạ đây!”, bèn hết sức chăm sóc dạy bảo(2).

Công Uẩn có tính không màng của cải vật chất, chỉ chú tâm vào việc tìm hiểu chữ nghĩa của thánh hiền. Nhưng khi học cậu không câu nệ vào kinh sử và nhờ sáng dạ nên rất chóng hiểu, biết dùng những điều học được để suy ngẫm việc đời.

Nhờ có học vấn, tài cán và với chí lớn tỏ rõ khác thường nên Công Uẩn sớm được tiến cử vào triều làm quan nhà Tiền Lê từ đời vua Lê Đại Hành (941 – 1005), đến đời Lê Ngọa Triều (986 – 1009) tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ cao cấp, chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô.

Khi vua Lê Đại Hành đã mất, các vua sau này chơi bời trụy lạc, tranh giành ngôi vị chém giết lẫn nhau. Nhân dân trong nước đã tỏ ra quá chán ghét. Nhưng mãi đến năm 1010, khi Lê Long Đĩnh mất, lúc này Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn đang là chỉ huy quân túc vệ trong coi cung cấm với tài học vấn uyên thâm và nhiều tài cán nên được quan Chi hậu nhà Tiền Lê là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn lên ngôi vua. Và đó chính là Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý. Vua trị vì 19 năm thì mất, mất năm Mậu Thìn (1028), thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế(3).

Tầm nhìn xa, trông rộng

Lên ngôi vua, công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô. Mặc dù đất Hoa Lư vốn là kinh đô của nước ta hơn bốn chục năm trời suốt từ thời Đinh (968 – 979) đến thời Tiền Lê (980 – 1009)(4) nhưng Lý Thái Tổ nhận thấy vùng đất này rất chật hẹp không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước thời bấy giờ, nên đã quyết định chọn vùng đất khác là Đại La, một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự… làm thủ đô cả nước. Trong chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã lập luận một cách xác đáng như sau: “… Đại La… ở chính giữa bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí chính phương Đông, Tây, Nam, Bắc – tiện cho chiều hướng thuận nghịch của núi sông. Ở đó, địa thế vừa rộng, vừa phẳng, vùng đất vừa cao vừa sáng, dân cư không lo nạn lụt lội đắm đuối, muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi. Ngắm khắp nước Việt ta duy đó là thắng địa, thật là nơi then chốt của bốn phương hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời…” (trích dịch theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư). Vị vua khởi xướng triều đại nhà Lý đã chọn cho nước ta một thủ đô mới, điều đó đã thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của ông rất đúng đắn.

Tháng 7 năm năm 1010 vua khởi sự dời đô từ thành Hoa Lư dời đô ra phủ thành Đại La. Tương truyền khi thuyền vua đang tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự. Vua nhân đó gọi Đại La là Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên”, đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Từ đó, biết bao thế hệ cha ông ta đã gắn bó máu thịt để xây dựng, bảo vệ, mở mang liên tục vùng đất Thăng Long thiêng liêng ấy. Trãi qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay Thăng Long đã trở thành thủ đô Hà Nội, trái tim của đất nước, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm trị vị, vua đã chỉnh đốn việc cai trị chia nước làm 24 lộ, gọi Hoang Châu và Ái Châu là trại, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo đời sống chính trị, tư tưởng, kinh tế và xã hội cho nhân dân, được chính sử đánh giá là “khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng đế vương”(5). Lý Thái Tổ đã xây dựng một nền móng vững chắc cho vương triều của mình, đem lại cho nhân dân cuộc sống an nhàn và thịnh vượng.

Lý Công Uẩn, với tất cả trí thông minh, chí khí lớn, sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng của mình thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt về dựng, giữ nước và để lại những dấu ấn đẹp đẽ trong kí ức và tình cảm của nhân dân.