Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 102
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


H24

H24

H24

H24

H24

H24

H24

Câu 1. Đạo đức là gì?

A. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người phải tự giác thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

B. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người không bắt buộc phải thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

C. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2. Hành vi nào xấu khi giao tiếp trên mạng?

A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.                                   B. Gửi thư rác, tin rác.

C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.                     D. Cả 3 ý trên.

Câu 3. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì?

A. Vi phạm pháp luật.                                 B. Vi phạm đạo đức.

C. Tùy theo nội dung và hậu quả.              D. Không vi phạm.

Câu 4. Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm gì?

A. Vi phạm đạo đức.       B. Vi phạm pháp luật.      C. Cả A và B.   D. Không vi phạm.

Câu 5. Vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia hoạt động nào trên mạng?

A. Tranh luận trên facebook.                                                          B. Gửi thư điện tử.

C. Đăng bài viết, ảnh không đúng về cá nhân khác.                   D. Cả 3 ý trên.

Câu 6. Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam ban hành vào năm nào?

A.1998.                      B. 2008.                     C. 2018.                     D. 2017.

Câu 7. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.

B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.

C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.

D. Phát tán video độc hại lên mạng.

Câu 8. Quyền tác giả là gì?

A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

B. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình không sáng tạo ra hoặc không sở hữu.

C. Quyền của tất cả mọi người đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

D. Không có quyền tác giả.

Câu 9. Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật gì quy định quyền tác giả đối với tác phẩm?

A. Luật tác giả.         B. Luật sở hữu.         C. Luật sở hữu trí tuệ.          D. Luật trí tuệ.

Câu 10. Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền:

A. Sở hữu.                 B. Trí tuệ.                  C. Tài sản.                 D. Giá trị.

Câu 11. Hoạt động nào dưới đây vi phạm bản quyền?

A. Mạo danh tác giả.           

B. Sửa chữa, chuyển thể phần mềm mà không được phép của tác giả.

C. Sử dụng phần mềm lậu.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 12. Trong tin học, mua phần mềm … mua quyền sử dụng. Chọn từ còn thiếu trong câu trên?

A. Giống.                   B. Khác.                     C. Phân biệt.             D. Là cách.

Câu 13. Khi đưa tin lên mạng xã hội, đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng. Yêu cầu nào trái với quy định an ninh mạng:

A. Chính xác.                                                                        B. Tính riêng tư.

C. Thích thì đăng thông tin của người khác.                    D. Phù hợp với văn hoá.

Câu 14. Mua quyền sử dụng cho một máy tính, sau đó cài đặt cho máy thứ hai là hành vi vi phạm gì?

A. Vi phạm đạo đức.                                    B.Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm bản quyền.                               D. Không vi phạm gì.

Câu 15. Chỉ mua quyền sử dụng thì người mua có thể làm gì đối với sản phẩm?

A. Chỉ sử dụng.         B. Kinh doanh.         C. Bán.           D. Không thể tác động gì.

H24

Câu 1. Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây là từ khoá?

A. program, sqr.          B. uses, var.                 C. include, const.                    D. if, else.

Câu 2. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?

A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_” B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến

C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số              D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…

Câu 3. Từ khoá của một ngôn ngữ lâp trình là:

A. là những từ dành riêng.                              B. cho một mục đích sử dụng nhất định.

C. có thể đặt tên cho biến.                              D. Cả A và B

Câu 4. Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khoá và tên:

A. Có ý nghĩa như nhau.                     B. Người lập trình phải tuân theo quy tắc đặt tên.

C. Có thể trùng nhau.                         D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5. Trong ngôn ngữ Python, tên nào sau đây đặt sai theo quy tắc?

A. 11tinhoc.                B. tinhoc11.                C. tin_hoc.                  D. _11.

Câu 6. Lệnh gán giá trị cho biến b nguyên nào sau đây là đúng?

A. b = 10.                    B. B = 10.                    C. b == 10                   D. b = ‘10’

Câu 7. Trường hợp nào sau đây không phải lệnh gán trong python?

A. cd = 50.                  B. a = a * 2.                 C. a = 10.                    D. a + b = 100.

Câu 8. Tên biến nào sau đây là đúng trong Python?

A. –tich.                      B. tong@.                   C. 1_dem.                   D. ab_c1.

Câu 9. Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?

Max = 2021:

A. Dư dấu (=)        B. Tên biến trùng với từ khoá         C. Dư dấu (:)            D. Câu lệnh đúng

Câu 10. Để gán giá trị cho một biến số ta thực hiện như thế nào?

A. <giá trị> := A.        B. A = <giá trị>.         C. <giá trị> = A.         D. A := <giá trị>.

Câu 11. Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng?

A. S:=R*R*pi.            B. S=R*R*pi.             C. S:=2(R)*pi.            D. S:=R2*pi.

Câu 12. Để viết 3 mũ 4 trong Python chọn

A. 3**4.                      B. 3//4.                        C. 3*3+3*3.                D. 3%4.

Câu 13. Chuyển biểu thức sau sang python  2x+1x+2

A. 2*x+1/x+2.             B. (2*x+1)/(x+2).        C. (2*x+1)(x+2).         D. (2*x+1) :(x+2).

Câu 14. Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:

>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2 

A. -11.                         B. 11.                          C. 7.                D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 15. Biểu thức a/(a+1)*(x-1) khi chuyển sang dạng toán học có dạng:

A.  aa+1*(x-1).            B.  aa+1(x-1).              C.  aa+1 x (x-1).          D.  ax-1(a+1).

 

H24

Câu 1. Ai đã phát triển Ngôn ngữ lập trình Python?

A. Wick van Rossum.                                     B. Rasmus Lerdorf.

C. Guido van Rossum.                                    D. Niene Stom.

Câu 2. Ngôn ngữ Python được ra mắt lần đầu vào năm nào?

A. 1995.                      B. 1972.                      C. 1981.                      D. 1991.

Câu 3. Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất?

A. Ngôn ngữ bậc cao.                                     B. Ngôn ngữ máy.

C. Hợp ngữ.                                                    D. Cả ba phương án đều sai.

Câu 4. Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao?

A. C/C++.                   B. Assembly.               C. Python.                   D. Java.

Câu 5. Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?

A .python.                   B .pl.                           C .py.                          D .p.

Câu 6. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

4 + 15 / 5

A. 7.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

Câu 7. Điều nào sau đây được sử dụng để xác định một khối mã trong ngôn ngữ Python?

A. Thụt lề.                   B. Nháy “ ”.                C. Dấu ngoặc ( ).                    D. Dấu ngoặc [ ].

Câu 8. Thứ tự thực hiện các phép tính trong Python ở đáp án nào đúng?

A. /, -, +, *.                  B. (*, /), (+, -).             C. Từ trái sang phải.               D. (+, -), (*, /).

Câu 9. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2

A. 17.                          B. 20.                          C. 18.                          D. 19.

Câu 10. Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?

>>> 3 + * 5

A. 3 .                           B. + hoặc *.                 C. *.                            D. Không có lỗi.

Câu 11: Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể?

A. Nháy dấu X góc bên phải màn hình.          B. Gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter

C. Sử dụng câu lệnh Exit.                               D. Cả ba cách làm trên đều đúng.

Câu 12: Output của lệnh sau là:

print(1+ 2 + 3+ 4)

A. 10.                          B. 15.                          C. 1 + 2 + 3 + 4.                     D. 1 + 2 + 3.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?

A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.

C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.

D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng khi nói về môi trường lập trình Python?

A. Chế độ soạn thảo có dấu nhắc.

B. Ngoài chế độ gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo còn có các chế độ khác

C. Chế độ gõ lệnh trực tiếp thích hợp cho việc tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh

D. Chế độ gõ lệnh trực tiếp có con trỏ soạn thảo.

Câu 15. Dùng câu lệnh print và kí tự nào để viết được đoạn văn xuống dòng giữa xâu?

A. Cặp dấu nháy đơn.                                     B. Cặp ba dấu nháy kép.

C. Cặp dấu nháy kép.                                     D. Không thể thực hiện được.