Vận dụng - mở rộng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Nhiệm vụ 6: Sáng tạo sản phẩm.

1. Làm quạt giấy theo hướng dẫn sau.

Chuẩn bị nguyên liệu và công cụTạo khung sản phẩmTạo sản phẩm thôTrang trí sản phẩm

Chọn nguyên liệu làm quạt: nan tre hoặc những que kem, đục, búa, dao, đinh vít,...

Lưu ý: đảm bảo an toàn khi sử dụng công cụ.

Vót thanh tre mỏng và đều nhau rồi xếp thành hình vòng cung.

Sau đó gắn nan tre hoặc que kem với nhau bằng cách đục lỗ và gắn đinh vít.

Cắt giấy theo vòng cung và sử dụng hồ kết dính vào nan. Khi dán giấy vào nan quạt phải khéo léo sao cho giấy không bị nhàu; nếp gấp phẳng, đều.Trang trí quạt theo mong muốn của mình.

2. Lựa chọn và làm thêm một sản phẩm nghề truyền thống mà em yêu thích theo gợi ý say:

- Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm: tranh thêu, gốm sứ, nón, tò he, chuồn chuồn tre,...

- Chuẩn bị những nguyên vật liệu, công cụ phù hợp với sản phẩm đã lựa chọn.

- Thực hiện làm sản phẩm.

- Giới thiệu sản phẩm.

VD: Xin kính chào thầy cô và các bạn! Tôi tên là....., lớp......, trường THCS..... Sau đây tôi xin giới thiệu về sản phẩm của mình. Đó là chuồn chuồn tre. Tôi sử dụng những que kem và gắn chúng bằng keo 502 để tạo nên một con chuồn chuồn tự cân bằng. Về họa tiết, tôi dự định trang trí với chủ đề bảo vệ sức khỏe mùa covid19 để nhắc nhở bản thân cũng như mọi người cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Những chiếc đồ chơi bé xinh đòi hỏi sự khéo léo của người làm nghề. Thông qua sản phẩm này, tôi muốn mọi người biết đến chuồn chuồn tre một cách rộng rãi hơn để bảo vệ những nghề truyền thống của dân tộc.

Nhiệm vụ 7: Tuyên truyền quảng bá nghề truyền thống.

1. Làm tờ rơi quảng bá sản phẩm của nghề truyền thống.

Cách làmTiêu chí đánh giá

- Chụp ảnh/ vẽ sản phẩm đã làm ở nhiệm vụ 6.

- Viết về ý nghĩa và giá trị của sản phẩm.

- Thiết kế tờ rơi.

- Tranh, ảnh đẹp, bố cục hợp lí và màu sắc hài hòa.

- Lời bình ngắn gọn, hấp dẫn.

2. Tập tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống.

VD: 

Trong thiên nhiên, chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá là “phi thường” nhất trên hành tinh với những khả năng siêu việt. “Sát thủ trên không”, “máy bay chiến đấu tàng hình”,… là hai trong số các biệt danh mà các nhà khoa học đặt cho loài côn trùng này.

Chính vì vậy, chuồn chuồn là loài động vật đã truyền cảm hứng cho con người trong việc sáng tạo ra những công nghệ mới dựa trên những kỹ năng bay và tầm nhìn 360 độ đáng kinh ngạc của chúng. Và con người đã tạo ra các khu bảo tồn chuồn chuồn ở khắp nơi trên thế giới để cảm ơn những hữu ích mà chuồn chuồn đem lại cho loài người.

Còn ở Việt Nam, tại một ngôi làng dưới chân ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng, những nghệ nhân dân gian Phùng Xá cũng đã tạo ra những con chuồn chuồn từ cây tre, vừa bình dị, gần gũi vừa hấp dẫn. Đặc biệt ở chỗ, không được gắn bất kỳ một thiết bị hay động cơ nào, nhưng chúng lại có khả năng đứng thăng bằng một cách ngoạn mục ở mọi vật liệu.

“Đức tính kiên trì là điều kiện đầu tiên để người thợ có thể tạo ra được một con chuồn chuồn tre đúng nghĩa và đạt chất lượng”, anh Nguyễn Văn Tái, người nghệ nhân dân gian đầu tiên đã mang nghề làm chuồn chuồn tre về Thạch Xá.

Từ khâu chọn nguyên liệu tre, xử lý chi tiết trên từng bộ phận của con chuồn chuồn đến công đoạn khó nhất là lắp ráp tạo ra con chuồn chuồn, đều đòi hỏi người thợ ngoài việc có tính toán tỉ mỉ, khéo léo, kinh nghiệm,  còn cần có “sự cảm nhận nghề”. Chính sự cảm nhận nghề này đã tạo nên sự khác biệt và thương hiệu chuồn chuồn tre của gia đình anh Tái với các hộ cùng làm chuồn chuồn khác tại Thạch Xá.

Nguyên lý cân bằng, theo anh Tái, dựa trên 3 điểm là mỏ, cánh và đuôi. 3 điểm này phải bằng nhau, và trọng lượng của nó phải rơi vào giữa. Tâm được nối giữa ba điểm này của con chuồn chuồn phải tính toán làm sao để điểm đó nằm trên đúng cái mỏ của con chuồn chuồn. Đây là nguyên lý giúp con chuồn chuồn có thể đứng thăng bằng được ở mọi chất liệu.

“Con chuồn chuồn tre thô sơ mới chỉ gây được sự tò mò thích thú ban đầu với du khách nước ngoài. Nhưng khi tôi giới thiệu rằng chúng có thể đứng được trên mọi vật liệu, mọi chỗ có điểm tựa kể cả sợi chỉ, thì họ thích lắm”, anh Tái chia sẻ về việc những chú chuồn chuồn của anh đã chinh phục tình cảm của du khách như thế nào.

Nhất là khi những chú chuồn chuồn đã được khoác lên mình chiếc áo đa sắc càng cho thấy một sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố độ cân bằng và hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Ban đầu, chuồn chuồn tre chỉ được làm ra như một món đồ chơi cho con trẻ trong làng. Sau đó, tiếng lành đồn xa, nó đã trở thành món quà lưu niệm cho các du khách đến thăm chùa Tây Phương.

Và rồi, cánh chuồn chuồn tre Thạch Xá tiếp tục bay xa để có mặt ở hầu khắp các điểm du lịch nổi tiếng tại các thành phố lớn trên cả nước như: Hà Nội, Hội An, Đà Nẵng, Nha trang, Phú Quốc, TP.Hồ Chí Minh,…thậm chí đã bay xa để có mặt ở khắp năm Châu. Ngoài các du khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam mua chuồn chuồn tre về làm quà lưu niệm, anh Tái còn nhận được các đơn đặt hàng từ Việt kiều ở các nước như: Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản…

Nếu ngoài đời thực, chuồn chuồn là loài côn trùng được con người khâm phục và học hỏi các kỹ năng siêu việt của nó, thì với con chuồn chuồn tre, người nghệ nhân Thạch Xá cũng truyền thông điệp về tình yêu của con người với loài vật đặc biệt này theo cách riêng của họ.