Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNhiệm vụ 3: Phỏng vấn nghệ nhân.
1. Thực hiện phỏng vấn nghệ nhân hoặc người làm nghề truyền thống lâu năm ở địa phương em về:
- Tình cảm của họ với nghề (tự hào, đam mê,...).
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề (trách nhiệm, khéo léo, kiên nhẫn,...).
- Những việc làm học sinh cần rèn luyện để tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống.
Gợi ý:
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 | Bước 5 |
Chào hỏi vui vẻ, tạo thiện cảm. | Trình bày lí do và phỏng vấn nghệ nhân. | Đặt từng câu hỏi theo mục đích phỏng vấn; ghi âm hoặc ghi chép câu trả lời. | Làm rõ một số nội dung nếu còn chưa rõ. | Nói lời cảm ơn và lời chúc. Chào tạm biệt. |
VD:
Người phỏng vấn (PV): Cháu chào bác ạ! Cháu xin giới thiệu cháu là......, học sinh lớp...., trường THCS...... Hôm nay bọn cháu có dự án bảo vệ nghề truyền thống, cháu có thể phỏng vấn bác một chút về làng nghề của mình được không ạ?
Người làm nghề (LN): Tất nhiên là được rồi. Cháu muốn biết về điều gì?
PV: Bác làm nghề được bao nhiêu năm rồi ạ? Lí do bác biết đến nghề và gắn bó với nó là gì ạ?
LN: Bác làm cũng được 10 năm rồi. Đây là nghề gia truyền của gia đình nên bác chỉ nối tiếp truyền thống thôi.
PV: Vậy với bác, làng nghề cốm Vòng có ý nghĩa như thế nào ạ?
LN: Với bác, nó là sự sống, là niềm hạnh phúc. Mỗi ngày được làm nghề, tạo việc làm cho mọi người, tạo sản phẩm để lưu giữ truyền thống đều thật ý nghĩa.
PV: Thưa bác, bác có thể chia sẻ một số phẩm chất và năng lực cần có để làm cốm được không ạ?
LN: Bác nghĩ là chỉ cần chăm chỉ, kiên nhẫn, tỉ mỉ là sẽ làm được. Đặc biệt, phải yêu nghề nữa.
PV: Vậy bác nghĩ rằng thế hệ học sinh bây giờ cần làm gì để lưu giữ truyền thống ông cha ạ?
LN: Bác nghĩ rằng trước hết phải học thật giỏi đã. Sau đó, các cháu hãy tìm hiểu về các làng nghề truyền thống. Nếu thấy thích có thể theo nghề hoặc đơn giản là truyền bá tới mọi người những sản phẩm của nghề.
PV: Vâng ạ! Cháu cảm ơn bác vì những chia sẻ vừa rồi.
2. Chia sẻ nội dung phỏng vấn nghệ nhân với bạn bè và thầy cô.
Nhiệm vụ 4: Rèn luyện những phẩm chất, năng lực của người làm nghề truyền thống.
1. Em có đồng ý với ý kiến sau của K không? Vì sao?
Nghề truyền thống cũng như bất kì nghề nào khác đều cần những phẩm chất, năng lực sau:
- Thận trọng và tuân thủ quy định.
- Trách nhiệm với công việc.
- Sáng tạo trong công việc.
- Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
- Hợp tác tốt với mọi người trong công việc.
VD: Em đồng ý với ý kiến của K vì đó là những phẩm chất và năng lực cơ bản vừa để đảm bảo an toàn của bản thân, vừa đảm bảo tiến độ công việc và mối quan hệ với mọi người.
2. Xác định và rèn luyện những phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề truyền thống em yêu thích theo gợi ý:
Phẩm chất và năng lực của nghề thêu | Tự đánh giá |
Khéo léo, giữ an toàn khi làm. | v |
Tỉ mỉ. | v |
Kiên nhẫn. | Cần rèn luyện thêm. |
Cảm nhận màu sắc. | Cần rèn luyện thêm. |
Sáng tạo. | v |
Trách nhiệm. | v |
3. Theo em, tuân thủ kỉ luật lao động có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn trong lao động?
VD: Theo em, tuân thủ kỉ luật lao động vừa giúp đạt tiến độ công việc vừa đảm bảo an toàn lao động cho bản thân và mọi người.
Nhiệm vụ 5: Giữ gìn các nghề truyền thống.
1. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của những việc làm dưới đây đối với việc giữ gìn các nghề truyền thống.
- Truyền lại nghề truyền thống cho các thế hệ nối tiếp.
- Tổ chức triểm lãm, hội thi nghề truyền thống.
- Khuyến khích cộng đồng trong nước sử dụng sản phẩm nghề truyền thống.
- Quảng bá du lịch gắn với các làng nghề truyền thống.
- Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra nhiều nước trên thế giới.
- Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông về nghề truyền thống.
2. Em hãy bổ sung những việc làm khác để giữ gìn nghề truyền thống.
VD: Tuyên truyền bảo vệ nghề truyền thống.
Cho học sinh thử nghiệm, khám phá nghề truyền thống.
3. Lựa chọn một hình thức phù hợp với em để thực hiện trách nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.
VD: Em sẽ khuyến khích mọi người dùng sản phẩm nghề truyền thống.
Tham gia các hoạt động tìm hiểu nghề truyền thống.
Giới thiệu sản phẩm truyền thống với các bạn nước ngoài.