Thầy cô với chúng em

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tìm hiểu về thầy cô của em

Thiết kế bộ sưu tập tranh, ảnh về thầy cô theo gợi ý:

+ Tên của thầy cô dạy các môn học ở lớp em;

+ Kể về những điểm đáng nhớ của các thầy cô.

VD: Em có thể trình bày các trang của bộ sư tập tranh, ảnh về thầy cô như sau:

2. Điều em muốn chia sẻ cùng thầy cô 

- Viết những suy nghĩ và mong muốn của mình đối với thầy cô theo gợi ý:

+ Nếu là thầy cô thì em sẽ... với học sinh;

VD: Nếu là thầy cô thì em sẽ quan tâm tới những ưu và nhược điểm của học sinh, từ đó dễ dàng trao đổi và giúp đỡ với học sinh.

+ Nếu có một điều ước về thầy cô thì thì điều ước đó là…

VD: Nếu có một điều ước về thầy cô thì thì điều ước đó là thầy cô sẽ trở thành một người bạn, dễ dàng chia sẻ tất cả mọi điều trong cuộc sống.

- Chia sẻ những mong muốn đó của các bạn.

3. Thầy cô trong ký ức 

Hãy chia sẻ với các bạn:

+ Những ấn tượng tốt của em về các thầy cô đã dạy em ở tiểu học;

VD: Các thầy cô ở tiểu học là những người đã dìu dắt những bước đầu tiên trên con đường học hành của em. Là người đã dạy em viết chữ, đọc số, làm toán, làm văn. Người khiến em đặc biệt cảm kích là cô Lập - giáo viên chủ nhiệm lớp 4 của em. Sự nghiêm khắc của cô đã giúp em đạt được thành tích cao trong cuộc thi Viết chữ đẹp của thành phố khi mà trước đó chữ của em còn xấu, còn nghiêng ngả.

+ Những điều em cảm thấy nuối tiếc khi chưa bày tỏ với thầy cô mình được học trước đây.

VD: Bởi vì em có những ngại ngùng trong tâm lý, em đã chưa thể bày tỏ được tình cảm và sự biết ơn của em đối với các thầy cô. Em chỉ có thể học tập thật tốt, đạt kết quả cao để thể hiện tấm lòng mình chứ chưa từng nói được câu “Em yêu thầy cô nhiều lắm”.

4. Đóng vai chuyên gia tâm lý hỗ trợ học sinh

Hãy cùng các bạn đóng vai tình huống chuyên gia tâm lý hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp với thầy cô:

+ Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử của các thầy cô để xin ý kiến trợ giúp từ chuyên gia.

+ Chuyên gia tâm lý gợi ý các phương pháp giải quyết cho tình huống được đưa ra.

VD: Trong phòng tư vấn tâm lý:

HS: Em chào cô ạ.

GV: Cô chào em. Em có cần cô giúp gì không?

HS: Em có một vấn đề không biết nên giải quyết như thế nào. Cô có thể giúp em được không ạ?

GV: Tất nhiên rồi, cô luôn sẵn lòng. Đó là vấn đề với giáo viên hay với bạn học hay gia đình của em nhỉ? Em có thể chia sẻ rõ hơn được không?

HS: Đó là vấn đề với thầy cô của em. Em không biết nên đối diện với cô chủ nhiệm của em thế nào khi em vừa làm cô thất vọng khi trốn học đi chơi. Cô không hề trách mắng em nhưng em biết là cô rất buồn.

GV: Vậy là mình biết lỗi sai của mình ở đâu đúng không nào? Thế khi mình sai, trước tiên mình nên xin lỗi nhỉ? Cô nghĩ là em nên gặp cô giáo chủ nhiệm và nhận lỗi sai của mình. Cô giáo sẽ luôn rộng lòng chia sẻ và trò chuyện với em. Bên cạnh đó, hãy hứa và thực hiện lời hứa rằng em sẽ chăm chỉ học hành và không tái phạm điều trên. Em cứ thử làm như cô nói, nếu còn vấn đề gì em có thể tìm cô và chúng ta sẽ giải quyết tiếp.

HS: Vâng em cảm ơn cô ạ.

5. Thu hoạch của cá nhân 

Chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi lắng nghe chuyên gia tâm lý cách xử lý các tình huống khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô:

+ Sử dụng sơ đồ 3 H (Head) - Trái tim (Heart) - Bàn tay (Hand). Viết lên thẻ giấy và dán lên các cột tương ứng.

VD:

+ Trình bày kết quả thu hoạch cá nhân.

Thông điệp 

- Thầy cô đều mong muốn các em học tập tốt, trưởng thành và luôn sẵn sàng hỗ trợ các em.

- Hãy mạnh dạn trao đổi, chia sẻ mong muốn của mình để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.