Đây là phiên bản do Phạm Quang Lộc
đóng góp và sửa đổi vào 12 tháng 8 2023 lúc 18:39. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácVD1: \(\dfrac{1}{2}+\dfrac{6}{2}=\dfrac{1+6}{2}=\dfrac{7}{2}\)
VD2: \(\dfrac{6}{2}-\dfrac{1}{2}=\dfrac{6-1}{2}=\dfrac{5}{2}\)
Từ 2 ví dụ trên, ta có thể biết rằng: Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta cộng (hoặc trừ) hai tử số và giữ nguyên mẫu số.
VD3: \(\dfrac{3}{4}+\dfrac{5}{7}=\dfrac{3\times7}{4\times7}+\dfrac{5\times4}{7\times4}=\dfrac{21}{28}+\dfrac{20}{28}=\dfrac{21+20}{28}=\dfrac{41}{28}\)
VD4: \(\dfrac{9}{5}-\dfrac{7}{4}=\dfrac{9\times4}{5\times4}-\dfrac{7\times5}{4\times5}=\dfrac{36}{20}-\dfrac{35}{20}=\dfrac{36-35}{20}=\dfrac{1}{20}\)
Từ 2 ví dụ trên, ta có thể biết rằng: Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng.
Bài tập vận dụng.
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức sau (kết quả phải rút gọn thành phân số tối giản):
a. \(\dfrac{1}{2}+\dfrac{5}{6}=\) b. \(\dfrac{3}{9}+\dfrac{1}{3}=\)
c. \(\dfrac{2}{7}-\dfrac{1}{9}=\) d. \(\dfrac{6}{8}-\dfrac{7}{10}=\)
Bài 2. So sánh các biểu thức sau:
a. \(\dfrac{1}{7}+\dfrac{3}{9}.....\dfrac{2}{9}+1\)
b. \(\dfrac{5}{6}+\dfrac{3}{7}.....\dfrac{8}{9}+\dfrac{5}{3}\)
Bài 3. Một hộp bóng có \(\dfrac{4}{5}\) số bóng là màu đỏ, số quả bóng xanh là số bóng còn lại. Hỏi phân số chỉ số quả bóng xanh là bao nhiêu?
Phạm Quang Lộc đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 8 2023 lúc 18:39) | 0 lượt thích |