Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácVí dụ:
Viết : \(\dfrac{3}{4}\) Đọc : ba phần tư | Viết : \(\dfrac{5}{16}\) Đọc : năm phần mười sáu |
Viết: \(\dfrac{4}{11}\) Đọc: bốn phần mười một | Viết: \(\dfrac{30}{100}\) Đọc: ba mươi phần một trăm |
\(\dfrac{3}{4}\) ; \(\dfrac{5}{16}\) ; \(\dfrac{4}{11}\); \(\dfrac{30}{100}\) là các phân số.
1. Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
Ví dụ:
\(2:5=\dfrac{2}{5}\); | \(5:10=\dfrac{5}{10}\); | \(11:3=\dfrac{11}{3}\). |
2. Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
Ví dụ:
\(7=\dfrac{7}{1}\); | \(25=\dfrac{25}{1}\); | \(199=\dfrac{199}{1}\). |
3. Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
Ví dụ:
\(1=\dfrac{4}{4}\); | \(1=\dfrac{19}{19}\); | \(1=\dfrac{150}{150}\). |
4. Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
Ví dụ:
0 \(=\) \(\dfrac{0}{9}\); | 0 \(=\) \(\dfrac{0}{29}\); | 0 \(=\) \(\dfrac{0}{113}\). |
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và giải đáp nhé. Chúc các em học tốt!