Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácEm đã học về cách tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất ở bài 1 Lắng nghe lịch sử nước mình (Ngữ văn 6 tập 1). Bài học này giúp em ôn lại và củng cố kỹ năng thảo luận nhóm.
Chủ đề thảo luận: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn?
Bước 1: Chuẩn bị.
Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:
Ý kiến của tôi | Lí do |
Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau. | Việc dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác giữa các thành viên trong gia đình có vẻ đơn giản nhưng với cuộc sống bận rộn như hiện nay đó là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Nói chuyện không chỉ giúp cha mẹ, con cái hiểu nhau hơn mà còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề. |
Tham gia các hoạt động cùng nhau: làm việc nhà, học tập, vui chơi,... | Việc dành thời gian cho nhau trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống sẽ tạo thói quen chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi thứ. Chỉ có kết hợp cả vui chơi và học tập thì mới có thể tạo sự thoải mái. |
Gia đình luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. | Tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền phát biểu ý kiến, nhận xét,... Điều đó sẽ giúp tất cả các thành viên thoải mái nêu lên suy nghĩ của mình, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Việc được tôn trọng cũng khiến mọi người cảm thấy có động lực hơn trong việc xây dựng gia đình. |
Để đảm bảo buổi thảo luận diễn ra thành công, nhóm cần thống nhất:
- Mục đích của buổi thảo luận.
- Thời gian thảo luận của nhóm.
- Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến.
Ngoài các dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và trải nghiệm của cá nhân, vác em có thể tham khảo từ các bài thơ, truyện đã học để có thêm lý lẽ và dẫn chứng cho ý kiến của mình.
Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu. Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận. Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và dự kiến các phản hồi của mình theo gợi ý sau:
Ý kiến của bạn | Những điều tôi muốn trao đổi với bạn | Những điều bạn trao đổi lại với tôi |
Ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và bạn đưa ra. | Ghi ngắn gọn những ý định trao đổi lại với bạn bằng cách tự hỏi: Điều gì tôi muốn làm rõ hơn? Điều gì tôi không đồng ý với bạn? | Ghi ngắn gọn các lý lẽ, bằng chứng và tạo phản hồi ý kiến của mình. |
Ví dụ: Bạn cho rằng cha mẹ phải tạo ra sự đồng thuận giữa với con cái. | Tôi đồng ý với bạn về điều đó. Tuy nhiện bạn chưa nêu lên cách thức cụ thể để thực hiện điều đó. Hơn nữa sự đồng thuận phải đến từ hai phía, tức là con cái cũng phải tích cực trong vấn đề trao đổi với bố mẹ để tạo sự đồng thuận. | Cảm ơn về sự đóng góp của bạn. Có thể cách nói của chúng tôi khiến bạn hiểu lầm vì chúng tôi muốn cả cha mẹ và con cái đều phải tạo ra sự đồng thuận. Bổ sung cách thức: trao đổi trong những bữa ăn, cuộc họp gia đình, những cuộc trò chuyện chia sẻ,... |
Cuối buổi thảo luận, thư ký đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận để nhóm quyết định giải pháp tối ưu.