Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

a. Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện dã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyên Việt Nam hoặc nước ngoài.

b. Để kể lại một truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:

- Lựa chọn truyên ngụ ngôn mà em yêu thích.

- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn.

- Lập dàn ý cho bài kể.

- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

- Bảo đảm thời gian theo quy định.

2. Thực hành

Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng".

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

  • Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

Truyện kể về một con ếch ở trong một chiếc giếng cạn lâu ngày được ra khỏi giếng.

  • Truyện có nhân vật chính nào?

Truyện có các nhân vật: con ếch, con cua, nhái, ốc bé nhỏ trong chiếc giếng, con trâu.

@2136892@
  • Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?
    • Con ếch ở trong giếng nên luôn coi thường những loài vật bé nhỏ khác.
    • Một hôm trời mưa, nước rềnh lên, con ếch ra ngoài.
    • Nó vẫn quen thói ngạo nghễ, coi thường người khác.
    • Khi nó không để ý, một con trâu đi qua dẫm bẹp.
  • Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
    • Phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình là tài giỏi, luôn coi thường người khác.
    • Thế giới rất rộng lớn, những điều ta biết chỉ giống như hạt cát giữa sa mạc. Vì vậy, ta cần khiêm tốn, không ngừng học hỏi, mở mang hiểu biết.

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

  • Mở đầu: Giới thiệu khái quát về truyên ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
  • Nội dung chính: Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí.
  • Kết thúc: 
    • Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.
    • Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

c. Nói và nghe

Người nóiNgười nghe

- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước nhóm hoặc lớp.

- Bảo đảm nội dung kể, tranh viết thành văn để đọc; thực hiện đúng thời gian dự kiến.

- Điều chỉnh giọng điệu, cách kể, điệu bộ, cử chỉ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người nói trình bày.

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu trong cách thức trình bày của người nói.

- Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt.

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nóiNgười nghe

Xem xét lại việc thể hiện nội dung và cách kể:

- Nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng được kể đã đúng và đủ chưa?

- Cách kể còn có những hạn chế nào?

- Rút kinh nghiệm về việc trình bày: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ,...

Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe:

- Đã nắm được nội dung, ý nghĩa của câu chuyên và cách kể của người nói chưa?

- Thái độ khi nghe người nói kể lại truyện như thế nào?

- Việc trao đổi với người nói có hợp lí, đúng mực không?