Làm thơ lục bát

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Luật thơ lục bát

1. Đọc kĩ câu ca dao

2. Trả lời câu hỏi

   a. Cặp câu thơ lục bát : câu đầu có sáu tiếng (lục), câu sau có tám tiếng (bát)

   b.

Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7

   c. Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 sẽ là thanh ngang (bổng) hoặc ngược lại.

   d. Luật thơ lục bát:

   - Số câu : tối thiểu là 2, câu lục có 6 tiếng, câu bát có 8 tiếng.

   - Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :

       + Câu lục : B – T – B

       + Câu bát : B – T – B – B

 - Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.

   - Vần :

       + Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

       + Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

   - Nhịp :

       + Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3

       + Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền từ:

(1): như là

   (2): vững bền mai sau

   (3): cây xòe bóng nắng cùng em trốn tìm

   Lý do điền từ:

   - Hợp về nghĩa

   - Hợp về vần

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Hai câu lục bát sai vì không đúng nguyên tắc hiệp vần, và luật bằng trắc.

   - Sửa lại là:

       + (1) thay bòng bằng xoài

       + (2) thay tiến lên hàng đầu thành trở thành trò ngoan

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tổ chức lớp thành hai đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát. Đội nào không làm được là thua điểm. Đội thắng được quyền xướng câu lục. Thầy cô giáo làm trọng tài.

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Muốn làm thơ lục bát cho hay, vượt qua trình độ “vè” thì câu thơ phải có hình ảnh, có hồn.

     

    Khách