Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác❔ Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Hãy chỉ ra những nội dung đó trong các đề sau:
a) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,...) quê hương.
b) Cảm nghĩ về đêm trăng mùa thu.
c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d) Vui buồn tuổi thơ.
e) Loài cây em yêu.
Trả lời:
a) Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
- Đối tượng: Dòng sông quê hương.
- Tình cảm cần thể hiện: Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.
b) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
- Đối tượng: Đêm trăng trung thu.
- Tình cảm cần thể hiện: Sự vui thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của các người lớn.
c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Đối tượng: Nụ cười của mẹ.
- Tình cảm cần thể hiện: Cảm nghĩ: hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.
d) Vui buồn tuổi thơ.
- Đối tượng: Những kỉ niệm tuổi thơ.
- Tình cảm cần thể hiện: Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.
e) Loài cây em yêu.
- Đối tượng: Giống cây mà em thích nhất.
- Tình cảm cần thể hiện: Tình cảm, ý nghĩ về giống cây đó.
Cho đề tài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
❔ Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn miêu tả là gì? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?
(Gợi ý: Từ tuổi thơ, có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ? Đó là nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi, biết nói, khi em lần đầu đi học, mỗi khi em được lên lớp,... Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy thế nào? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình.).
Trả lời:
Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là nụ cười của mẹ. Em hãy nêu trong trường hợp nào nhìn thấy nụ cười của mẹ (khi em vui chơi, khi em ngoan ngoãn, khi em học hành tiến bộ... và những tình cảm, suy nghĩ khi nhìn nụ cười ấy.
b) Lập dàn bài
Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
c) Viết bài
❔ Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ?
Trả lời:
Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
d) Sửa bài
❔ Sau khi viết xong, có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao?
Trả lời:
Sau khi viết xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu và kiểm tra các lỗi về chính tả, về ngữ pháp...
1. Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm là tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa bài.
3. Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
4. Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
Vũ Cao Minh⁀ᶦᵈᵒᶫ ( ✎﹏ID... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (28 tháng 7 2021 lúc 17:52) | 0 lượt thích |