Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần Gia biến và lưu lạc của truyện Kiều.

- Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều quyết định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất nàng quyết định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện, tàn bạo hơn.

2. Bố cục

Đoạn trích chia làm 3 phần:

- 6 câu thơ đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.

- 8 câu cuối: Tâm trạng âu lo, đau buồn của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.

I.

Bố cục : 3 phần 

+Phần 1 : 6 câu đầu : Tả cảnh  thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích

+ Phần 2 : 8 câu tiếp : Nỗi nhớ người thân

+ Phần 3 : 8 câu cuối : Tâm trạng buồn lo của Kiều 

II.

Câu 1 : - Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

Câu 2 :

- Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.

 - Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều

 

Câu 3

Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.

Khách