Đây là phiên bản do Đức Minh
đóng góp và sửa đổi vào 7 tháng 8 2021 lúc 14:17. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácKIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần Gia biến và lưu lạc của truyện Kiều.
- Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều quyết định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất nàng quyết định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện, tàn bạo hơn.
Đoạn trích chia làm 3 phần:
- 6 câu thơ đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.
- 8 câu cuối: Tâm trạng âu lo, đau buồn của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
1. Khái quát văn bản.
- Nội dung: Diễn tả tâm trạng Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
- Bố cục:3 phần
+ 6 câu đầu : khung cảnh nơi lầu Ngưng Bích.
+ 8 câu tiếp : nỗi nhớ của Kiều.
+ 8 câu cuối : nỗi buồn của Kiều.
- Được miêu tả ở phương diện : nội tâm.
- PTBĐ chính : Tự sự (giàu yếu tố biểu cảm)
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
- "Khóa xuân": xuân: phương thức ẩn dụ-> khóa kín tuổi xuân, giam hãm tuổi xuân. Ý nói: Kiều đang bị cấm cung, bị giam lỏng. ® ở đây có ý mỉa mai nói về cảnh ngộ trí trêu, bất hạnh của Kiều.
- Kiều bị giam ở lầu Ngưng Bích. Trên lầu cao, Kiều thấy dãy nói xa và mảnh trăng như cùng 1 vòm trời, cùng chung tâm trạng phía xa là cồn cát vàng và nẻo đường bốc bụi mờ.
+ non xa – trăng gần
+ bốn bề bát ngát
+ Cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia.
- Có điều bất hợp lí trong ý câu “Vẻ non xa…trăng gần” ® tính hàm súc cao ® bởi trong hoàn cảnh này chỉ có trời mây trăng gió làm bạn, ở chung.
+ Bát ngát chỉ ra một khoảng không gian rộng lớn mênh mông Kiều nhìn ra bốn phía đều không có điểm dừng, “xa trông” ® nhìn thẳng về phía trước chỉ thấy một không gian, không có điểm dừng ® một câu thơ 6 chữ ® có 3 từ chỉ không gian ® cảnh tượng hoang vắng, trống trải đến lạnh lùng.
- Bẽ bàng : xấu hổ, tủi nhục vì bị MGS làm nhục, bị lừa vào lầu xanh. ® cảm giác đau khổ tủi nhục với chính mình ® trong h/cảnh trí trêu, éo le.
- Mây sớm đèn khuya: làm bạn với mây buổi sớm, đèn buổi khuya đó chính là những giới hạn mà thời gian của một ngày từ sáng sớm tới đêm khuya ->vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
- Câu thơ 8 chữ có 2 hình ảnh.
- Nửa tình: tình cảnh cô đơn, bất hạnh, tuyệt vọng.
- Nửa cảnh: đẹp, khêu gợi, hấp dẫn, thơ mộng.
] Hỉểu như vậy ta thấy tâm trạng Kiều lúc này đang bị giằng xé, phân thân. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.
- Đối chiếu với cảnh ngộ thực tại của Kiều có thể đây là cảnh ước lệ.
- Vì nó diễn tả sự mênh mông, trống vắng đến rợn ngợp ghê người. Có thể ta mới thấy rõ tâm trạng cô đơn, buồn chán, bất lực của Kiều.
- Nếu 6 câu thơ đầu, nhà thơ thiên về tả cảnh thì ở 8 câu thơ này cảnh mất đi để tình xuất hiện.
8 câu thơ chia đều cho 2 nỗi nhớ:
- Nhớ chàng Kim (4 câu)
- Nhớ song thân (4 câu)
- Cách diễn tả nỗi nhớ của nhà thơ như vậy là hoàn toàn hợp lí.
- Diễn tả như vậy vừa phù hợp với qui luật tâm lí, tình cảm con người, vừa thể hiện sự sắc sảo tinh tế trong ngòi bút Nguyễn Du.
+ Nỗi nhớ đó hợp quy luật, phù hợp tâm trạng Kiều lúc này :
- Không phải Kiều không thương cha mẹ ® sau khi bán mình chuộc cha ® nàng coi như mình đã làm trên bổn phận của người con.
- Nhớ K.Trọng vì mới ngày nào dưới trăng họ “Đinh ninh hai miệng một lời song song”, nặng lời hẹn ước trăm năm ® nàng đã trở nên lỗi hẹn mỗi người một ngả.Với chàng Kim, Kiều nhớ trước vì nàng đã mắc nợ duyên chàng.
- Hiểu như vậy ta mới thấy được sự thiên tài trong nghệ thuật khám phá thế giới nội tâm nhân vật.
- Nếu “nhớ” ® nhấn mạnh đến t/cảm tha thiết sâu nặng muốn được gặp, được thấy thì “tưởng” ® nhớ lại, nghĩ lại mà không còn hi vọng được gặp, được thấy.
- “Tưởng người” không còn là hình là bóng trong nỗi nhớ mà dường như một Kim Trọng bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt.
- Không thể thay thế bằng các từ: mơ, nghĩ, nhớ ® cảm xúc này ® biểu hiện tình yêu sâu nặng gắn bó thiết tha, rất mãnh liệt mà Kiều dành cho Kim Trọng: .(Nàng luôn tưởng tượng hình dung ra cảnh hai người thề nguyền dưới trăng.)
Hình dung chàng Kim đang mong đợi.
+ Nỗi nhớ đó không có gì có thể làm phai nhạt. - "Tin sương…mai chờ" cho thấy: Một nỗi nhớ sâu nặng, mạnh mẽ, da diết, cồn cào đốt cháy ruột cháy gan của Kiều khi nghĩ tới chàng Kim.
- Cảnh ngộ éo le, bơ vơ, trơ trọi, hết sức tội nghiệp:
" Bên trời…bơ vơ,
Tấm son…cho phai"
Tấm son" trong câu thơ có thể hiểu theo 2 nghĩa:
- Tấm lòng son sắt thủy chung Kiều luôn dành cho Kim Trọng.
- Hình ảnh đó còn được hiểu: Đó là tấm lòng son của Kiều đã bị bọn mặt người dạ thú vùi dập, chà đạp, làm hoen ố, nàng không bao giờ gột rửa được.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Kiều tự nói với chính mình, đối diện với chính mình.
- Tình cảm thủy chung gắn bó, bất chấp hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã, đau khổ.
- Xãt người tựa cửa… quạt nồng ấp lạnh.
- Sân lai cách mấy nắng mưa.
- Gốc tử.
- Chỉ cha mẹ nơi quê nhà của Kiều.
- Tình cảm trông ngóng, chờ đợi, hướng về.
- Quạt nồng ® giải nghĩa ® từ nơi xa Kiều lo lắng không biết rồi đây ai là người chăm sóc, trông nom cha mẹ.
- Cách so sánh Kiều với Lão Lai Tử (người nước Sở, thời Xuân Thu) cho thấy Kiều là đứa con chí hiếu.
8 câu thơ cuối:
- Độc thoại nội tâm.
- Điệp ngữ: Buồn trông
- Ẩn dụ: Con thuyền
Cánh hoa
Nội cỏ
Tiếng sóng
] Nỗi buồn triền miên, mênh mang,vô tận. ® Tâm trạng buồn, lo lắng sợ hãi trước những hiểm họa đang chờ đón
- Một tâm hồn bị hành hạ
- Một số phận bơ vơ, lạc lõng bị đe doạ
- Cảnh thiên nhiên qua cái nhìn tâm trạng Thuý Kiều. Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn luân lạc, bơ vơ.
- 6 câu đầu điểm nhìn từ trên cao, không gian rộng ngợp, tâm trạng buồn bã cô đơn.
- 8 câu cuối đan xen mỗi nét cảnh là nét tâm trạng. Cảnh tăng tiến từ xa đến gần, âm thanh từ nhỏ đến lớn, tâm trạng từ lo lắng đến hãi hùng
- ý nghĩa của sự khác biệt trên Phù hợp điểm nhìn của Thuý Kiều tài năng của N.Du, phù hợp tâm trạng nhân vật...
- Thương xót, đồng cảm với Kiều 1 kiếp tài hoa nhưng bạc mệnh.Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi.Tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
III. Tổng kết
1.Nội dung:
- Tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích: Đau đớn xãt xa nhớ về Kim Trọng; day dứt, nhớ thương gia đình.
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thuý Kiều.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.