Hướng dẫn soạn bài Tôi yêu em

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

TÔI YÊU EM

                                                                                                                  -Pu-skin-

 

I. Tìm hiểu chung

 1. Tác giả:  Alêchxanđrơ Puskin (1799-1837), nhà thơ vĩ đại, mặt trời thi ca Nga, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà trong cả lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

2. Tác phẩm: Bài thơ tình nổi tiếng khơi nguồn từ mối tình có thật nhưng không thành của nhà thơ với Ôlênhia, con gái vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga, được coi là viên ngọc vô giá trong kho tàng thơ ca Nga. 

 

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nội dung 

a. Bốn câu đầu: những giằng xé trong tâm trạng của NVTT.

- Điệp khúc “Tôi đã yêu em”: Từ giã 1 t/y không thành vừa giãi bày, bộc bạch 1 t/y sôi nổi, nồng nàn.

- “Có thể, chưa hẳn”: khẳng định t/y vẫn còn, t/y say mê, thủy chung chứ không phải là sự đam mê, bồng bột.

- “Nhưng không để...” : Mạch thơ chuyển đổi đột ngột. Đó là tiếng nói điềm tĩnh của lí trí -> Chế ngự tình cảm của mình vì không muốn em buồn phiền.

* Tóm lại: Một tình yêu say đắm, mãnh liệt, biết là đơn phương nhưng vẫn yêu. Tuy rất yêu nhưng luôn biết tự kiềm chế

-> Nét văn hóa trong tình yêu: Yêu là hành vi trao nhận, tình cảm tự nguyện từ 2 phía, không thể ép buộc; đem lại hạnh phúc cho người mình yêu quan trọng hơn là được yêu. Tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu 

 

 

b. Hai câu tiếp: khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.

- Từ ngữ: Âm thầm, không hi vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen -> bộc lộ rõ mối tình đơn phương của nhà thơ: một tình yêu âm thầm, không hi vọng. Đó là tình yêu "rất con người" với mọi sắc thái muôn thuở: có nỗi đau khổ âm thầm, có niềm tuyệt vọng chua xót, và nhất là cũng rụt rè, ghen tuông như mọi người đàn ông khác. Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà chân thành bày tỏ, thú nhận những cái "đời thường" trong tình yêu mà ai cũng có, cũng bị giày vò.

- Cấu trúc câu: Lúc…khi: diễn tả một cách tinh tế những biến động dồn dập, sôi nổi nhưng cũng đầy sóng gió trong tâm hồn chàng trai đang yêu 

 

c. Hai câu cuối: sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình.

“Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”: Nuối tiếc, xót xa; Tự tin, kiêu hãnh; cao thượng, vị tha

-> cách ứng xử nhân văn trong t/y. Chân lí nhân bản: T/y chân chính bao giờ cũng đẹp, cũng đáng tự hào ngay cả khi nó không được đáp lại

 

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị và hàm súc

- Giọng thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng, khi kiên quyết, day dứt,... 

 

3. Ý nghĩa văn bản: Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.

Khách