Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTrả lời:
Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công vì:
- Trương Phi là người cương trực, tính tình nóng nảy (dân gian có câu: “Nóng như Trương Phi”). Đang lúc giận, câu nói của Quan Vũ: “Hiển đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ư” khiến Trương Phi bừng bừng nổi giận. Quan Vũ muốn nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào để Trương Phi bớt giận, không ngờ điều đó như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm Trương Phi phẫn nộ bởi vì trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, đã phản bội còn rêu rao “nghĩa vườn đào” là hoàn toàn không xứng, là phỉ nhổ, đáng giết.
- Trương Phi, với tính cách một võ tướng dũng mãnh, một đấng trượng phu, luôn là người cương trực, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương Phi là người trọng nghĩa khí, quý tình anh em. Cho nên, hành động tấn công người anh em kết nghĩa vườn đào chẳng phải chỉ do hiểu nhầm đơn thuần, cũng không chỉ biểu hiện cá tính nóng nảy, mà còn bộc lộ một phẩm chất rất đáng quý của Trương Phi: đó là phẩm chất của đấng trượng phu, quân tử, hào hiệp, coi tình nghĩa là trên hết, căm ghét tận xương tuỷ thứ hạng người bất nghĩa, bất trung...
Trả lời:
Trong nguyên tác, hồi 28 có tiêu đề:
“Chém Sái Dương, anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành, tôi chúa đoàn viên”
- Chữ “hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo.
- Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hổi trống cũng không phải chỉ thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dổn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Cho nên, ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng gầm thét vì giận dữ của Trương Phi.
- Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.
Trả lời:
Đồng ý với ý kiến, vì:
- Nóng nảy, thiếu bình tĩnh: nghe nói Quan Công hàng Tào, Trương Phi tin ngay mà không cần xác minh, dù Quan Công hay hai chị dâu, Tôn Càn giải thích đều không được. Trương Phi chỉ tin vào những gì thấy trước mắt (rõ ràng Quan Công đã ở doanh trại Tào).
- Nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng muốn xác định phải trái đúng sai: đưa ra điều kiện ngặt nghèo buộc Quan Công phải chứng tỏ ngay, hành động đánh trống của Trương Phi cũng dứt khoát, gấp rút “thẳng cánh đánh trống”.
Trả lời:
- Tam quốc diễn nghĩa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi anh hùng, với những con người, sự việc to lớn, siêu phàm.
- Trương phi thẳng tay giục trống là cao trào truyện, nó kết hợp khiến cuộc hội ngộ, giải oan mang màu sắc của bản hùng ca.
- Hồi trống thước đo tài năng, sự quyết đoán của Quan Công, thể hiện tính bộc trực của Trương Phi, tạo không khí anh hùng thời Tam quốc phân tranh.
- Đoạn văn đậm không khí chiến trận, khí phách anh hùng, đậm “ý vị Tam quốc”.