Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 12 tháng 4 2021 lúc 15:52. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba)
-Thân Nhân Trung -
I. Giới thiệu tác giả:
Thân Nhân Trung là người nổi tiếng văn chương, được Lê Thánh Tông tin dùng, thường cho vào hầu văn bút. Giữ chức phó nguyên súy trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.
II. Khái quát về bài kí:
- Bài kí được khắc bia năm 1484. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442.
- Bài văn bia này giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội.
- Thể loại: Nghị luận
- Bố cục: Gồm 2 luận điểm chính:
+ LĐ1: Vai trò của hiền tài đối với đất nước
+ LĐ2: Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
Trong đó, luận điểm 1 là gốc, là cơ sở, luận điểm 2 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất.
III. Nội dung tác phẩm:
1. Luận điểm 1: Vai trò của hiền tài đối với đất nước
- Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm, suy tôn.
- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
- Mối quan hệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nước: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao và ngược lại: nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
à Vậy, hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.
2. Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
- Các nhà nước phong kiến Việt Nam – các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, quý chuộng không biết thế nào là cùng, ban ân lớn mà vẫn không cho là đủ: đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc (trạng nguyên, thái học sinh, tiến sĩ), bảng vàng, ban yến tiệc, mũ áo, vinh quy bái tổ về làng,… Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia đá đề danh.
- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:
+ Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
+ Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”…..
à Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thứcnhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
IV. Nghệ thuật tác phẩm:
Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình.
V. Ý nghĩa văn bản:
Bài kí nhằm khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 4 2021 lúc 15:52) | 1 lượt thích |