Hướng dẫn soạn bài Con hổ có nghĩa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Câu 1: Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

- Văn bản này thuộc loại truyện trung đại.

- Có thể chia truyện thành hai đoạn:

+, Đoạn 1: Từ đầu đến “thế mới sống qua được” ⟹ truyện con hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều.

+, Đoạn 2: Còn lại ⟹ Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Giang.

Câu 2: Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải “Con người có nghĩa”.

* Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hóa, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người,

* Nếu đặt là “Con người có nghĩa” thì ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi ít phần. Hổ là một con nổi tiếng hung ác, thế mà nó có nghĩa như vậy huống chi là con người.

Câu 3:

* Câu chuyện thứ nhất (con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần): hổ xông đến cõng bà đỡ Trần đỡ trở về rừng để đỡ đẻ cho hổ cái và sau khi được bà đỡ Trần giúp đỡ, hổ đã đền ơn bằng cách tặng một cục bạc cho bà.

* Câu chuyện thứ hai (con hổ thứ hai với bác tiều): Hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều bằng cách khi bác mất, hổ đến mộ dụi đầu vào quan tài và mỗi dịp giỗ bác, hổ đem dê hoặc lợn đến tế.

* Trong mỗi chuyện, mỗi chi tiết đều có thú vị riêng (Chuyện thứ nhất: chi tiết hổ vui mừng khi có con; chuyện thứ 2: chi tiết bác tiều thò tay vào hổ móc xương.

* Thêm ý nghĩa: hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và lúc ân nhân đã mất.

Câu 4: Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao, khuyến khích :

   Đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa này.

Khách