Đây là phiên bản do Đỗ Thanh Hải
đóng góp và sửa đổi vào 12 tháng 8 2021 lúc 18:14. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.
- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu
Câu 1 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Văn bản thuộc thể loại văn trung đại.
- Gồm có hai đoạn:
+ Câu chuyện về sự báo đáp của con hổ với bà đỡ Trần
+ Sự báo ơn của con hổ với bác tiều Lạng Giang
Câu 2 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa
- Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.
+ Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được
+ Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.
Câu 3 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Câu chuyện thứ nhất: bà đỡ Trần giúp hổ cái đang khó sinh, bà giúp hổ đẻ được và hổ vui mừng, đào bạc lên trả ơn cho bà, đưa bà ra tận cửa rừng.
- Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.
- Các chi tiết thú vị:
+ Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc
+ Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu
- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời.
Câu 4 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa câu chuyện:
- Đề cao, ca ngợi lối sống tình nghĩa, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn
- Người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.