Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 2 tháng 8 2021 lúc 15:16. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Tên khai sinh Hà Văn Lộc.(1925 – 1991)- Tây Hồ , Hà Nội.
- Ngoài báo chí ông còn viết nhiều bút ký, thuyết minh phim.
- Là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan.
- Nứa, trúc, mai, vầu: các giống cây cùng họ với tre
- Nhũn nhặn: thái độ khiêm tốn, nhún nhường; ở đây nói về màu xanh bình dị, tươi mà không rực rỡ của tre
- Bản: làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Bắc
- Một thế kỷ "văn minh", "khai hóa": chỉ thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, cách nói mang ý nghĩa mỉa mai, vì bọn thực dân thường rêu rao là đã "khai hóa văn minh" cho các xứ thuộc địa
- Giang: cây thuộc loại tre, nứa, thân dẻo, giống dài, dùng để chẻ lạt hoặc đan lát. Ở đây tác giả gợi đến câu tục ngữ "Lạt mềm buộc chặt"
- Cái thuở ban đầu: lúc mới quen biết, có cảm tình với nhau
- Cho mai lấy trúc: mai là cây hoa mai ( khác với cây mai thuộc họ tre), mai và trúc là hai cây đẹp thường đi đôi với nhau trong văn chương, hội họa thời cổ để nói về sự hòa hợp, tương xứng; ở đây là cách ví von để nói về ước nguyện kết duyên đôi lứa
- Đánh chắt: trò chơi dân giản của trẻ em, thường là của con gái, dùng một số que tre trải ra đất rồi tung một hòn sỏi hoặc một quả nhỏ lên lượm lấy que tre và hứng vật vừa tung tên. Trò chơi này rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo
- Nhắm mắt xuôi tay ( thành ngữ ): chết
- Tầm vông: loại tre thân nhỏ, cứng, đặc, không có gai, thường dùng làm gậy. Buổi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, vì thiếu thốn vũ khí, nhân dân đã dùng gậy tầm vông đánh giặc
- Thành đồng Tổ Quốc: danh hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho Nam Bộ trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do.
Chia làm 4 phần
Phần 1 ( từ đầu đến “làm bạn” ): cây tre trở thành người bạn thân của nhân dân Việt Nam
Phần 2 ( tiếp theo đến “khí chất như người” ): vẻ đẹp của cây tre Việt Nam
Phần 3 ( tiếp theo đến “trúc của tre” ): sự gắn bó thân thiết của tre với toàn dân tộc Việt Nam
Phần 4 ( còn lại ): tre trở thành biểu tượng của đất nước và nhân dân Việt Nam
- Tre có khắp mọi miền đất nước: tre Đồng Nai, nứa VB, tre ngút ngàn ĐBP.
- Phép nhân hóa → tre gần gũi gắn bó với người dân VN.
- Vẽ đẹp : măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc , màu tươi nhủn nhặn.
- Tính từ chỉ phẩm chất → gợi vẽ đẹp ngay thẳng và mềm mại của tre.
- Phẩm chất : ở đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt, cứng cáp ,dẽo dai.
- Tính từ → chỉ phẩm chất tốt đẹp của tre.
→ Vẽ đẹp thanh cao, giản dị, bền bỉ có chí
- Làm ăn , niềm vui , nổi buồn
+ Làm ăn: dưới bóng tre xanh, người dân VN dựng nhà , dựng cửa…
+ Niềm vui: giang chẻ lạt , khăng khít như những mối tình quê, là niềm vui của tuổi thơ, tuổi già với chiếc điếu cày khoan thai
- Nhân hóa ( cánh tay , niềm vui, ăn ở)
→ Tăng thêm cảm giác gần gũi của tre .
- Tre hy sinh để bảo vệ con người
- Điệp từ tre, nhân hóa → khẳng định sức mạnh và công lao của tre.
- Sắt thép có thể có nhiều hơn tre nhưng tre vẫn còn mãi với người dân Việt Nam.
( khúc nhạc, tiếng sáo , đu quay)
- Dựa vào sự tiến bộ của XH.
- Sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc.
- Tác giả cảm nhận từ tre phẩm chất cao quý của dân tộc VN. Đầy lòng tin vào sức sống lâu bền của tre cũng như của dân tộc
Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu. Nhân hóa giàu cảm xúc suy tư.
- Vẽ đẹp và giá trị của tre VN.
- Sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc..
- Tre là hình ảnh tượng trưng cho những đức tính cao đẹp của người dân VN.
* Ghi nhớ:
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.