Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

CÂY TRE VIỆT NAM

I. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 :

Đọc văn bản "Cây tre Việt Nam" : 

a. Nêu đại ý của bài văn

b. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn

a. Đại ý của bài văn : Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước ; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai

b. Bố cục : 4 đoạn :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến “chí khí như người” ⟶ Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý

- Đoạn 2 : Tiếp theo đến “chung thuỷ” Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động

- Đoạn 3 : Tiếp theo đến “Tre, anh hùng chiến đấu” ⟶ Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước

- Đoạn 4 : Còn lại ⟶ Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai

Câu 2 :

Để làm rõ ý “Cây tre bạn thân của nhân dân Việt Nam là người bạn thân của nông dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy :

a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày

b) Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người

a) Để chứng minh cho nhận định "Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam" tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng :

-   Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước, đặc biệt là luỹ tre xanh bao bọc xóm làng

-   Dưới bóng tre, từ lâu đời người nông dân làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hoá cổ truyền

-  Tre là cánh tay của người nông dân, giúp họ rất nhiều trong công việc đồng áng

-   Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi : các em nhỏ chơi chuyển đánh chắt bằng tre, lứa đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre, các cụ già với chiếc điếu cày bằng tre, ... 

-   Tre còn gắn bó với dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước : gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc ... Từ xa xưa, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân

- Cuối cùng, để tổng kết vai trò to lớn của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát : Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !

b) Cây tre ở đây được nhân hoá mang những phẩm chất, những giá trị cao quý cao quý của con người để ca ngợi công lao, sự công hiến của cây tre cho nhân dân Việt Nam

Câu 3 :

Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá ?

- Trong phần kết bài, tác giả đặt ra một vấn để có ý nghĩa về vai trò của cây tre khi đất nước đi vào công nghiệp hoá và khẳng định : Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai : Tre xanh vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình và tiếng sáo diều tre cao vút mãi

Câu 4 :

Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì ? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ?

Tác giả đã ca ngợi phẩm chất của cây tre :

-  Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi ;

-   Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao ;

-   Mầm măng non mọc thẳng ;

-   Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn ;

-  Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc ;

-   Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân ;

-   Tre là thẳng thắn, bất khuất “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước ; tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre, ...

⟶ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình ảnh biêu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

II. Luyện tập

Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre

Tre già măng mọc

(Tục ngữ)

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

(Nguyễn Duy)

Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều,

Tiếng chuông nhà thờ rung ...

(Văn Cao)

Làng tôi sau luỹ tre mờ xa

Tình quê yêu thương những nếp nhà

(Hồ Bắc)

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?

(Ca dao)

Quê hương tôi có con sông xanh biếc,

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

(Tế Hanh)

Khách