Đây là phiên bản do Phạm Quang Lộc
đóng góp và sửa đổi vào 8 tháng 8 2023 lúc 12:24. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTa có một ví dụ về hỗn số. (như ảnh)
*Hỗn số có hai phần. Phần nguyên và phần phân số.
*Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn một đơn vị.
*Khi đọc (hoặc viết) hỗn số ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (học viết) phần phân số.
Cách đọc: Ta đọc phần nguyên của hỗn số đó trước rồi mới đọc phần phân số.
Ví dụ: \(1\dfrac{1}{4}\) được đọc là ''một và một phần bốn''
Bài tập vận dụng.
Bài 1. Bạn Nam có \(2\) cái bánh. Bạn Lan có \(\dfrac{1}{5}\) cái bánh. Tìm tổng số bánh của cả hai bạn (Viết kết quả dưới dạng hỗn số)
Bài 2. Đọc các hỗn số sau (theo mẫu):
Mẫu: \(10\dfrac{2}{3}\): mười và hai phần ba
\(4\dfrac{6}{10}\): ..................................................
\(8\dfrac{2}{15}\): ..................................................
\(3\dfrac{4}{24}\): ..................................................
Bài 3. Viết các hỗn số sau (theo mẫu):
Mẫu: mười hai và bốn phần năm: \(12\dfrac{4}{5}\)
Tám và chín phần mười sáu: ..................................................
Hai và một phần ba: ..................................................
Bốn và mười phần mười ba: ...................................................
Bài 4. So sánh các hỗn số sau:
\(9\dfrac{2}{4}.....3\dfrac{6}{7}\) \(6\dfrac{3}{10}.....4\dfrac{5}{6}\)
\(1\dfrac{3}{7}.....3\dfrac{17}{20}\) \(7\dfrac{1}{3}.....5\dfrac{9}{11}\)
Phạm Quang Lộc đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (8 tháng 8 2023 lúc 12:24) | 1 lượt thích |