Đọc hiểu văn bản: Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp.
  • Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.
  • Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển.

b. Thể loại

Truyện khoa học viễn tưởng.

c. Bố cục

3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu .... đến "Đèn trên trần bật sáng".
  • Phần 2: Còn lại.
@2013051@

d. Tóm tắt

@2013136@

II. Khám phá văn bản

1. Hình ảnh con bạch tuộc

  • Hoàn cảnh xuất hiện: Tàu No-ti-lớt lặn xuống biển, cách mặt biển một ngàn năm trăm mét.
  • Cuộc nói chuyện của Nét với Giáo sư A-rôn-nác về những con bạch tuộc.
@2013220@

=> Qua cuộc nói chuyện giữa Nét và Giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương.

  • Con bạch tuộc khổng lồ xuất hiện:
    • Con bạch tuộc dài chừng tám mét.
    • Nó bơi lùi rất nhanh.
    • Mát nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.
    • Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.
    • Có hai trăm rưỡi cái giác ở trong vòi.
    • Hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.
    • Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.
    • Thân hình thoi.
    • Nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
    • Màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.
    • Vòi bạch tuộc có khả năng mọc lại.

=> Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ.

2. Cuộc chiến đấu với con bạch tuộc

  • Cuộc giáp chiến.
Con bạch tuộcĐoàn thủy thủ
Một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, hai chục cái vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên.
  • Sẵn sàng giáp chiến với con bạch tuộc khổng lồ.
  • Thuyền trưởng Nê-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp.
Một cái vòi lao tới, nhấc bổng người thủy thủ lên.
  • Thuyền trưởng Ne-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp.
  • Viên thuyền phó, các thủy thủ và ba nhà khoa học chiến đấu với những con bạch tuộc khác đang bò trên thành tàu.
Tám vòi thì bảy vòi bị chặt đứt, cái vòi còn lại vẫn quấn chặt người thủy thủ trên không.Thuyền trưởng và mọi người định lao đến cứu người thủy thủ.
  • Phun ra chất lỏng màu đen.
  • Cuốn theo một người thủy thủ xuống biển.
Ai cũng sôi sục tinh thần căm thù.
Một con bạch tuộc quật ngã Nét, định nuốt chửng anh.
  • Nét phóng lao nhọn vào mắt con quái vật.
  • Nê-mô lao đến cứu Nét.
Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, lặn xuống biển sâu.Đoàn thủy thủ chiến thắng, đứng lặng người nhịn xuống biển cả.
=> Đàn bạch tuộc hung hãn, tàn bạo, sẵn sàng giết chết đoàn thủy thủ nhưng cuối cùng đã nhận kết cục thua trận, phải chạy trốn xuống biển.=> Đoàn thủy thủ dũng cảm, kiên cường chống lại lũ quái vật biển sâu. Trong cuộc chiến đó, ta không chỉ thấy được sự anh dũng mà còn thấy được tinh thần đoàn kết, tình yêu thương. Những người thủy thủ không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình, và họ rất đau đớn trước sự hi sinh của một người đồng hương.
  • Nhận xét:
    • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kịch tính, hấp dẫn.
    • Sử dụng những từ ngữ giàu sức biểu cảm cùng những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người tham gia cuộc chiến giúp người đọc hình dung rõ được sự cam go, nguy hiểm của cuộc chiến.
@2014503@

3. Những chi tiết đặc sắc

  • Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học:
    • Sự ra đời của tàu ngầm.
    • Hình ảnh con bạch tuộc - một loài vật mà có người đã trực tiếp thấy.
  • Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn:
    • Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét. => Khi tác phẩm ra đời, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai nhưng tác giả đã tưởng tượng đến viễn cảnh chiếc tàu có thể lặn được thực tế ở độ sâu hai, ba ngàn mét.
    • ​Chi tiết miêu tả những con bạch tuộc: lao nhọn, súng bắn đều vô hiệu, bạch tuộc rất to lớn, khổng lồ, vòi của bạch tuộc có khả năng mọc lại, đặc điểm của loài bạch tuộc... => Lúc này, chỉ một số người đi biển mới nhìn thấy bạch tuộc, nhưng tác giả đã có thể hình dung được những đặc điểm cụ thể của loài bạch tuộc (về kích cỡ), tưởng tượng ra trận chiến giữa chúng với đoàn thủy thủ.

=> Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú vị cho độc giả.

III. Tổng kết

1. Nội dung -  Bài học

  • Nội dung: Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.
  • Bài học:
    • Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy dũng cảm đối mặt với nó, hãy "chiến đấu" với những thử thách đến cùng. Chiến thắng sẽ thuộc về những người kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ.
    • Hãy biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn; không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ mặc người khác.
    • Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để vượt qua, chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

2. Nghệ thuật

  • Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.
  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị.
  • Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm.
  • Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán.