Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thể loại: Truyện cổ tích.
- PTBĐ chính: Tự sự.
- Bố cục: 4 phần.
+ Phần 1 (Từ đấu đến một mạch về tâu vua): Thử thách thứ nhất.
+ Phần 2 (Tiếp đến cỗ ăn mừng với nhau rồi): Thử thách thứ hai.
+ Phần 3 (Tiếp đến ban thưởng rất hậu): Thử thách thứ ba.
+ Phần 4 (Còn lại): Thử thách cuối cùng.
- Tóm tắt:
+ Nhà vua sai quan đi tìm người tài giỏi lo việc nước.
+ Viên quan gặp cha con người thợ cày và ra câu đố. → Em bé giải được câu đố. → Quan về báo vua.
+ Vua thử thách em bé lần 2, 3. → Em bé giải được câu đố. → Vua công nhận trí thông minh và ban thưởng cho em.
+ Em bé giải được câu đố sứ thần láng giềng. → Vua phong trạng nguyên, xây dinh thự cho ở.
Thử thách 1 | Thử thách 2 | Thử thách 3 | Thử thách 4 | |
Thử thách. | - Hoàn cảnh: Hai cha con đang cày ruộng. - Người ra câu đố: viên quan. - Câu đố: "Trâu của lão cày một người được mấy đường?" | - Người ra câu đố: Vua. - Tính chất nghiêm trọng: lệnh vua ban cho cả làng. - Câu đố: Vua sai ban cho làng ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi cho ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. → Câu đố phi lí, không thể thực hiện được. | - Người ra câu đố: Vua. - Câu đố: Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn.". | - Người ra câu đố: Có nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang câu đố. - Câu đố: Đưa một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. - Vua quan đưa mắt nhìn nhau, không trả lời được. Có người dùng miệng hút, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu,... Nhưng tất cả đều vô hiệu. - Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh. |
Cách xử lí của em bé thông minh. | Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại: "Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường." → Em bé hỏi vặn lại quan. → Cách giải bất ngờ, lí thú.
| - Dân làng: Dân làng ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu là thế nào. - Em bé: Em bé liền bảo cha "Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho ch con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.". "Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc. Làm cả giấy cam đoan để cả làng yên tâm ngả trâu đánh chén. → Thái độ: Tự tin. - Giải đố: Cậu bé lẻn vào sân rồng khóc um lên. Thằng bé vờ vĩnh bảo "Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.". Sau khi nghe lời đáp của vua, em bé bỗng tươi tỉnh "Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!". "Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.". → Tương kế tựu kế. | Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo "Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. → Lấy "gậy ông đập lưng ông".
| Em vẫn còn đùa nghịch sau nhà. Nghe nói việc đó, em hát lên một câu: Tang tình tang! Tình tình tang! Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng, Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang. Tang tình tang... → Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. → Cách giải đố dễ dàng như một trò chơi trẻ con. |
Kết quả. | Viên quan há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu cho mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa về tâu vua. | Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. |
Vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. | Vua và triều thần nghe nói mừng như mở cở trong bụng. Quả nhiên thành công trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giếng. Em bé được phong làm trạng nguyên. Vua sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han. |
➩ Sự thông minh, lối đối đáp tự tin, hồn nhiên, không lo sợ, nhạy bén.
|
|
1. Nội dung
Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Em bé dù nhỏ tuổi nhưng bằng trí thông minh của mình đã giúp sức cho dân làng và đất nước. Câu chuyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian; là ước mơ của nhân dân về sự tài giỏi, phồn vinh của đất nước; đem lại sự hài hước, tiếng cười thú vị.
2. Nghệ thuật
Nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
1. Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.
2. Đọc đoạn văn sau:
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?
Đây là lời của người kể chuyện vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.
3. Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?
Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn.
- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
Cậu bé đã trải qua các thử thách theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng.
4. Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?
Truyện kết thúc có hậu, em bé được phong làm trạng nguyên, được tặng dinh thự. Đó là phẩn thưởng xứng đáng với tài năng, trí tuệ của em.
5. Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh là gì?
Chủ đề của truyện là đề cao trí thông minh dân gian, trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống, kinh nghiệm đời sống lao động vô cùng phong phú.
6. Lời giải đó của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta?
Việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ hiện thực đời sống rất quan trọng "Trăm hay không bằng tay quen". Những điều đó giúp chúng ta có thể giải quyết những tình huống từ thực tiễn mà sách vở không thể cung cấp hết cho chúng ta.