Đề bài : Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

Hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn

 “Chiếc thuyền ngoài xa”

 của Nguyễn Minh Châu.

I/ Mở bài:

      Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sáng tác vào năm 1983.Tác phẩm ra đời trong hòan cảnh đất nước đang bước vào giai đọan đổi mới xã hội và đổi mới văn học. Đến với “Chiếc thuyền ngoài xa”, chúng ta không thể quên được hình ảnh người đàn bà hàng chài có một cảnh ngộ bất hạnh, tội nghiệp nhưng lại là một người vợ giàu đức hy sinh, người mẹ giàu tình thương con và một người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời.   

II/Thân bài:

      Thật vậy,xuất hiện trong tác phẩm, người phụ nữ đi liền với cái tên gọi  : “Người đàn bà” được gọi một cách phiếm định. Phải chăng, qua cách gọi phiếm định này,nhà văn muốn ám chỉ : Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao người phụ nữ khác, họ cũng đang rất khốn khổ , tồn tại thật trên cõi đời này.

      Không chỉ dừng lại ở cái cách gọi tên theo lối phiếm định, nhà văn còn để cho người đàn bà ấy xuất hiện trong sự cảm nhận của nhân vật Phùng bằngmột dáng vẻ, ngoại hình cũng rất ấn tượng : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà làng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi ngoài bốn mươi, lại càng trở nên đậm nét ““khuôn mặt mệt mỏi”…Chỉ qua một vài nét về tuổi tác, ngoại hình, dáng vẻ của chị,nhà văn như gợi mở cho chúng ta cảm nhận được phần nào về cảnh ngộ tội nghiệp, bất hạnh của chị.

    Mặc dù có một số phận bất hạnh ( nghèo khổ, đông con, thường xuyên bị chồng đánh đập tàn bạo…), nhưng người phụ nữ ấy hiện lên trong tác phẩm lại có nhiều phẩm chất đáng quý :

         Trước hết, đó   một người đàn bà biết nhẫn nhục, chịu đựng  bao lần bị chồng đánh vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy, và xem chuyện chịu đựng là một lẽ đương nhiên mà những người đàn bà vùng biển như bà phải chấp nhận.Với chị, muốn tồn tại thì phải chấp nhận.

        Tiếp đến, chị còn là một người phụ nữ giàu tự trọng, thấu hiểu lẽ đời, có tình thương con vô bờ bến”:    Khi biết cảnh mình bị chồng đánh, cảnh đứa con trai phản ứng lại cha bị người khách lạ phát hiện , chị thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Đó không phải là nỗi đau đớn về thể xác.Giọt nước mắt đau khổ của chị trào ra – đó là gịot nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng.Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót ( kể cả thằng Phác- đứa con yêu của chị )  và chị sống cho con chứ không thể sống cho mình”.

     Mặc cho thân thể bị chồng đánh đập,chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không hề để ý, không hề bận tâm bởi chị là một người mẹ giàu lòng vị tha, chấp nhận hy sinh, thua thiệt về mình chứ không óan trách người khác, nên bao nhiêu đau khổ ,chị đều gánh chịu “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự âm thầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời, hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” .

    Đặc biệt, là khi được mời đến tòa án huyện, với lý do chị xin không phải bỏ chồng, người phụ nữ nghèo khổ , thất học ấy lại thật sự là một người thấu hiểu lẽ đời.Chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu những xúc cảm mới: 

   Lúc đầu, chị rụt rè, sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị tìm một góc tường ở chốn công đường để ngồi; chị thưa gửi, xưng “con”và van xin “ con xin lạy quí toà…” . Trông chị thật nhỏ bé, tội nghiệp chốn công đường.Khi đã lấy được tự tin, tâm thế thay đổi, chị đột ngột chuyển cách xưng hô : “ Chị cám ơn các chú!...”à một sự hoán đổi thật ý nghĩa : ở đây, lẽ đời đã thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người mẹ giàu tình thương con, thấu hiểu lẽ đời là một thứ quyền uy có sức công phá lớnà điều này đã làm chánh án Đẩu và nghê sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.Chị chính là một người phụ  nữ sâu sắc , thấu hiểu lẽ đời , cảm thông chấp nhận san sẻ nỗi khổ với chồng . Với chị , hạnh phúc chính là vì con .

III/ Kết bài:

Tóm lại, có thể nói : hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”là hình ảnh điển hình cho số phận đau thương, bất hạnh của bao người phụ nữ trong xã hội đang bị cái đói, cái nghèo,cái lạc hậu vây bủa.Nhưng điều quan trọng là từ trong cuộc đời tăm tối đau thương ấy của họ, Nguyễn Minh Châu vẫn phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn – tính cách của những người vợ ,người mẹ giàu lòng vị tha, giàu tình thương con và rất thấu hiểu lẽ đời. Qua  số phận, tính cách tâm hồn của người đàn bà hàng chài,nhà văn thể hiện tấm lòng cảm thông chia sẻ với người con người, những cảnh đời bất hạnh do tàn dư xã hội cũ để lại.Đồng thời, qua đó cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn : văn học phài gắn bó với cuộc đời…; nhà văn phải có cái nhìn cuộc đời một cách đa diện, nhiều chiều, tránh đơn giản, chủ quan.

 

 

Khách