Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài:Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
Bài làm
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng thời Trần kiệt xuất, lập nhiều công lao đối với nước nhà. Ông sáng tác không nhiều nhưng những bài thơ ông viết ra đều có ý nghĩa rất lớn với dân tộc. “Tỏ lòng” là bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền từ đời này sang đời khác vì khát vọng tự do, khát vọng được làm chủ, khát vọng là chính mình, khát vọng giành được độc lập tự do của những người trẻ. Đặc biệt là những đáng nam nhi “chí khí trải bốn phương”
Rất nhiều nhà chí sĩ yêu nước đã bộc lộ cái “tôi” cá nhân mãnh liệt thời còn trai trẻ như “Làm trai cho đáng nên trai” hay “lừng lẫy năm châu”. Làm trai phải gánh vác việc nước, việc lớn, việc trọng đại.
Bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hòa) được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt với niêm luật chặt chẽ, bố cực rõ ràng và tư tưởng được gói gọn trong 4 câu thơ. Sự súc tích của bài thơ đã khiến cho người đọc cảm nhận được ý chí, tinh thần khải khái, lý tưởng sống của chính tác giả.
Mở đầu bài thơ tác giả viết:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Hình ảo cây giáo gắn liền với chiến tranh, với tàn khốc và với cả mất mát. Đất nước ta đã phải hứng chịu những trận cuồng phong của kẻ đích, đã chịu bao thiệt thòi, hi sinh cả máu và nước mắt. Câu thơ toát lên phong thái cũng như chí khí của người ra trận. “Múa giáo” gợi lên sự uyển chuyển, mềm mại nhưng vẫn thoát lên vẻ dứt khoát, oai hùng. Tư thế ấy không chỉ diễn ra ở một thời, một giai đoạn nhất định mà đã “trải mấy thu”. Khoảng thời gian đó không đếm được, chỉ ước lệ tượng trưng nhưng phần nào đã lột tả được hình ảnh người anh hùng thời chiến cần phải có khí chất và cốt cách lớn như thế nào.
Đến câu thơ tiếp theo:
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Nếu như ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong thái, đường nét của người anh hùng ra trận thì ở câu thơ thứ hai đã khuấy lên không khí hừng hực, khí thế chiến đấu dũng mạnh. Một đoàn quân ra trận, cuồng phong nổi lên có thể nuốt trôi trâu. Thực ra hình ảnh “nuốt trôi trâu” chỉ ẩn du, tượng trưng cho sức mạnh phi tường, kiên cường, không có một kẻ thù nào có thể địch nổi.
Chỉ với hai câu thơ, với giọng như dứt khoát, sôi nổi, hào hùng, đậm chất Đông A đã khiến cho hình tượng người anh hùng hiện lên rõ ràng, đậm nét hơn.
Sang hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã bày tỏ quan điểm cũng như lý tưởng sống của đấng nam nhi ở trong đời:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn khi nghe chuyện vũ hầu
Làm đấng nam nhi ở trong đời cần phải có chí khí, có tham vọng, có ước mơ. Dù khó khăn, khắc nghiệt và gian nan như thế nào cũng phải phấn đấu. Và công danh là một trong những mục đích nam nhi đặt ra để cố gắng, để nỗ lực. Tác giả đã mượn hình ảnh Vũ Hầu (tức Khổng Minh) để nói lên chí khí, sự thông minh và tài ba của người anh hùng trong thiên hạ.
Chữ “nợ” trong câu thơ, hay quan niệm “nợ” của Phạm Ngũ Lão chính là nợ nước, nợ dân, nợ bản thân mình. Khi đất nước chưa được thống nhất, dân lao đao, nước mất nhà tan thì người anh hùng cảm thấy hổ thẹn với những bậc thánh nhân trong lịch sử. Đây cũng chính là tư tưởng rất tiến bộ của Phạm Ngũ Lão cần được tuyên truyền và phát huy.
Có thể nói bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã giãi bày hết tâm tư, nguyện vọng và lý tưởng sống của một đáng nam nhi trong xã hội. Khâm phục và ngưỡng mộ nhân cách và tài năng của Phạm Ngũ Lão.