Đây là phiên bản do Trúc Giang
đóng góp và sửa đổi vào 15 tháng 9 2021 lúc 9:53. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH – Mác Két
I. Đọc – Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả.
- G. Mác-két (1928) là người Côlômbia.
- Chuyên viết về tiểu thuyết.
- Được nhận giải thưởng Nobel văn học (1982)
b. Tác phẩm
- Viết vào 8/1986: bản Tham luận của hội nghị 6 nguyên thủ quốc gia tại Mê-hi-cô bàn về thế giới không có chiến tranh hạt nhân.
1. Thể loại: Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận (tham luận)
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến "vận mệnh thế giới "=> hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân.
- Phần 2: Tiếp đến "điểm xuất phát của nó" => chứng cứ phi lí của chiến tranh hạt nhân.
- Phần 3: còn lại => nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của nhà văn
=> Bố cục chặt chẽ: đưa ra nguy cơ -> nêu chứng cứ -> lời kêu gọi.
a. Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân
- Mở đầu tác phẩm bằng 1 câu hỏi và trả lời bằng 1 số liệu chính xác, cụ thể. 8/8/1986...hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đang bố trí khắp hành tinh
-> Sức lan truyền nhanh, gây chết người hàng loạt của vũ khí hạt nhân được ví với hủy diệt của thiên nhiên: động đất, sóng thần..
-> Chiến tranh hạt nhân vô cùng tốn kém, phi lí, cướp đi cuộc sống tốt đẹp của con người.
- So sánh.
+ Chạy đua vũ trang >< Cuộc sống con người
+ 100 máy bay và 7 ngàn tên lửa = cứu 500 triệu trẻ
+ Giá 10 tàu mang hạt nhân = thực hiện phòng bệnh trong 4 năm, bảo vệ 1 tỉ người
+ 2 tàu ngầm mang vũ khí = xoá mù cho toàn thế giới
-> Số lượng nhỏ tốn kém lớn >< số lượg lớn, tốn kém nhỏ ( sinh mạng con người
bị xem rẻ..)
=> So sánh toàn diện, đủ lĩnh vực thiết yếu trong đời sống con người.
-> Chạy đua vũ trang là đi ngược lí trí con người, lí trí tự nhiên
-> Đưa thế giới về điểm xuất phát
=> Số liệu cụ thể, phân tích sâu rộng giúp ta nhận thức được sự phản động của chiến tranh hạt nhân.
- Nhiệm vụ:
+ Đoàn kết -> đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình -> phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang tàng trữ hạt nhân
- Đề nghị:
+ Mở ngân hàng lưu trữ trí nhớ-> để đời sau biết thế giới đã từng tồn tại
=> Tác giả muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đã đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
Bài tập:
Câu hỏi 1: Qua chuỗi hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao văn bản có tên là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
Câu 2: Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa?” Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
**Gợi ý trả lời:
1: Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.
2:
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Như vậy, chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất.
- Thông qua bài viết của Mác-két, khiến ta càng hiểu hơn những hiểm họa khôn lường nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra ở những cường quốc chạy đua vũ trang. Tất cả những thành quả của loài người đã đạt được về khoa học, văn hóa, lịch sử sẽ bị xóa sạch. Quan trọng hơn sự sống của hơn 7 tỉ người trên toàn hành tinh sẽ bị đe dọa. Vì vậy, việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ không của riêng ai, đòi hỏi toàn thế giới cần chung tay để chống lại.
C. Để nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt n