Chủ đề 5: Một số quy luật biến đổi trong bảng tuần hoàn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

MỘT SỐ QUY LUẬT BIẾN ĐỔI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

   1.     Sự biến đổi cấu hình electron.

       -         Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nhóm được lặp lại sau mỗi chu kì

  Ví dụ: Na và K đều thuộc nhóm IA. Cấu hình electron của Na là [Ne] 3s1, cấu hình electron của K là [Ar] 4s1.

   2.     Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

       -         Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: tính kim loại giảm; tính phi kim tăng.

       Ví dụ: - Na và Mg là 2 kim loại cùng thuộc chu kì 2, nhóm IA và IIA. So sánh tính kim loại Na > Mg.

       -         Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: tính kim loại tăng; tính phi kim giảm.

       Ví dụ: -Nhóm VIIA gồm các nguyên tố 9F, 17Cl, 35Br, 53I. So sánh tính phi kim của các nguyên tố F, Cl, Br, I: F> Cl > Br > I.

   3.     Sự biến đổi bán kính

       -    Trong cùng một chu kì bán kính kim loại luôn lớn hơn bán kính phi kim.

 

   4.     Sự biến đổi độ âm điện

       -         Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học. 

       -     Phi kim có xu hướng nhận thêm electron để đạt được cấu hình của khí hiếm. Còn kim loại thì nhường electron để đạt được cấu hình của khí hiếm. Vì vậy tính phi kim càng mạnh thì độ âm điện càng lớn và ngược lại tính kim loại mạnh thì độ âm điện nhỏ. Trong bảng tuần hoàn: flo (F) là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất » 4 (theo thang đo của Pauling).

               

   5.     Hóa trị của các nguyên tố

        -        Trong cùng một chu kì, đối với các nguyên tố nhóm A thì hóa trị biến đổi tăng dần từ I đến VII.  Hóa trị cao nhất của nguyên tố chính là số thứ tự của nhóm (ngoại trừ flo và oxi).     

        -      Oxit có hóa trị cao nhất có công thức là R2On; hợp chất với hiđro có công thức là RH8-n (n là hóa trị cao nhất của nguyên tố).

Nhóm

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Nguyên tố

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Hóa trị

I

II

III

IV

V

VI

VII

Oxit hóa trị cao nhất

Na2O

MgO

Al2O3

SiO2

P2O5

SO3

Cl2O7

Hợp chất với hiđro

 

 

 

SiH4

PH3

H2S

HCl

   6.     Sự biến đổi tính axit-bazo 

Nhóm

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

Oxit

Na2O

Oxit bazo

MgO

Oxit bazo

Al2O3

Oxit lưỡng tính

SiO2

Oxit axit

P2O5

Oxit axit

SO3

Oxit axit

Cl2O7

Oxit axit

 

Hiđroxit

NaOH

Bazo mạnh

Mg(OH)2

Bazo yếu

Al(OH)3

Hiđroxit

Lưỡng tính

H2SiO3

Axit yếu

H3PO4

Axit

trung bình

H2SO4

Axit mạnh

HClO4

Axit mạnh