Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 2 tháng 8 2021 lúc 15:12. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897): nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Truyện Buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một truognwf làng thuộc vùng An-dát
- Phân từ: một hình thức biển đổi động từ trong tiếng Pháp
- Cáo thị: thông cáo của chính quyền dán nơi công cộng
- Thất trận: thua trận
- Trưng thu: buộc tư nhân hoặc tập thể phải giao tài sản của mình cho nhà nước
- Rơ-đanh-gốt: một kiểu áo lễ phục, cài chéo
- Diềm lá sen: Diềm bằng đăng ten hoặc sa mỏng đính vào cổ áo trong khi mặc lễ phục
- Béc-lin: thủ đô nước Phổ bây giờ
- Niêm yết: dán lên để báo cho mọi người biết
- Cố tri: người bạn quen biết từ lâu
- " Chữ rông": kiểu chữ viết có nèn tròn và đậm nét, thường dùng để viết văn bằng, giấy khen
- Hu-blông: cây thân leo, hoa dùng làm hương liệu trong công nghệ làm bia
- Ba Be Bi Bo Bu: âm tiết tiếng Pháp với phụ âm "B" ở đầu, dùng để học vần tiếng Pháp
Bố cục được chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1 ( Từ đầu đến “vắng mặt con” ): trước khi diễn ra buổi học cuối cùng
+ Đoạn 2 ( Tiếp theo đến “cuối cùng này” ): Diễn biến buổi học cuối cùng
+ Đoạn 3 ( Còn lại ): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng
a. Quang cảnh và tâm trạng của chú bé Phrăng trên đường tới trường.
- Định trốn học vì chưa thuộc bài
-> Cưỡng lại được vì đến trường.
- Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị
-> ngầm báo hiệu điều chẳng lành
b. Quang cảnh lớp học và tâm trạng Phrăng.
- Phrăng ngượng nghịu, xấu hổ bước nhẹ vào lớp trong sự im lặng khác thường của lớp học.
- Thầy giáo nói dịu dàng.
- Trang phục thầy giáo trang nghiêm.
-> Phrăng choáng váng, sững sờ.
- Cậu không thuộc bài: ân hận, xấu hổ -> tự giận mình.
-> Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học, nhưng không còn cơ hội.
-> Nỗi đau mất nước, mất tự do không nói tiếng dân tộc là nỗi đau, tủi nhục khó gì sánh nổi.
-Trang phục : đẹp đẽ, trang trọng… trang phục các buổi lễ
- Thái độ đối với Hs: dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài.
- Giảng bài mà như trút nièm tâm sự
-> Biểu lộ tính chất yêu nước sâu đậm và lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình
- Người thầy tái nhợt, nghen ngào. Dồn tất cả sức mạnh lên viết bảng câu “ Nước Pháp muôn năm”
-> Khẳng định niềm tin vào tương lai, lòng yêu nước nồng nhiệt của người dân Pháp.
-Các cụ già tập đánh vần theo HS nhỏ -> cám ơn thầy.
* Thể hiện tình cẩm thiêng liêng và trân trọng.
- Qua câu chuyệ buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha- men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí:" khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."
- Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoài hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạn