Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácSưu tầm thông tin và viết báo cáo về một chủ đề dân cư ở Việt Nam. Có thể lựa chọn một trong các chủ đề sau:
- Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kì.
- Thực trạng sử dụng lao động và giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam.
- Tác động của đô thị hoá đối với vấn đề môi trường và một số vấn đề xã hội khác ở Việt Nam.
- Nội dung các bài 6, 7, 8.
- Website của Tổng cục Thống kê: https://gso.gov.vn.
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng: https://moc.gov.vn.
- Trang thông tin điện tử lưu trữ văn bản Chính phủ: https://vanban.chinhphu.vn.
- Chọn chủ đề.
- Xây dựng đề cương.
- Thu thập, chọn lọc, xử lí tư liệu.
- Viết và trình bày báo cáo.
- Đảm bảo mỹ quan đô thị: Với sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, các đô thị ngày càng phát triển, mở rộng với các công trình kiến trúc mới, hiện đại và tiện nghi. Cùng với phát triển hạ tầng kỹ thuật là sự hình thành các công trình hạ tầng xã hội như các trung tâm y tế và chính trị, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại và công nghiệp…quy mô lớn và hiện đại, tạo điều kiện cho thu nhập quốc gia tăng cao, sức khỏe được cải thiện, học vấn cao hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống cùng với nhiều thuận lợi khác như thông tin đa dạng, năng động.
- Cải thiện hệ thống giao thông: Gắn liền với quá trình đô thị hóa là việc xây dựng mới những con đường, hệ thống giao thông đô thị hiện đại với chất lượng phục vụ nhu cầu giao thông đi lại ngày càng tốt hơn, cụ thể là các đô thị loại III trở lên đã có hầu hết các tuyến đường chính được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới với lớp mặt đường bê tông nhựa, được xây dựng tương đối đồng bộ với hệ thống thoát nước, hè đường, chiếu sáng và cây xanh (đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, …). Bên cạnh đó, giao thông công cộng đã và đang triển khai xây dựng như xe buýt nhanh, tàu điện ngầm góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông đô thị.
- Cải thiện cấp thoát nước: Đến nay hầu hết các đô thị tỉnh lỵ đều đã và đang có các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước, nhu cầu cấp nước về cơ bản đáp ứng yêu cầu (trong đó, tỷ lệ cấp nước của dân đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội; TP.HCM đạt gần 90%). Bên cạnh hệ thống cấp nước, đã có rất nhiều đô thị có các dự án về thoát nước và vệ sinh môi trường, trong đó nhiều dự án lớn được triển khai tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… đã phát huy có hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị.
- Cải thiện hệ thống điện chiếu sáng đô thị: Hệ thống điện chiếu sáng đô thị vừa góp phần bảo đảm an ninh, an toàn giao thông vừa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan đô thị. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cho đến nay 100% đường phố trong đô thị đều được chiếu sáng, chiếu sáng các công trình công cộng ngày càng được cải thiện, chiếu sáng các công trình kiến trúc, tòa nhà cao tầng, vườn hoa, công viên hồ nước ngày càng được lựa chọn kỹ hơn về hình thức, đẹp hơn về kiểu dáng đặc biệt sử dụng công nghệ chiếu sáng LED cũng như các thiết bị điều khiển thông minh đã góp phần tạo nên đô thị văn mình, hiện đại, an ninh.
- Nước thải, rác, khí thải, chất hóa học, chuyển tải xăng dầu, sử dụng trong lâm nghiêp, công nghiệp, bệnh viện làm ô nhiễm khu dân cư, môi trường sinh thái…trong đó có môi trường đất.
- Đất nông lâm nghiệp sẽ giảm đáng kể do xây dựng giao thông, thủy lợi, công nghiệp, xây dựng… và một số lượng diện tích mất khả năng canh tác do thiên tai, lũ lụt bồi lấp, xói mòn ở vùng sông.
- Diện tích nông, lâm nghiệp bị mất dần nên ảnh hưởng lớn đến ngành nông lâm nghiệp, mất dần nguồn thu nhập như lương thực và thực phẩm.
- Trong thi công các công trình như giao thông, xây dựng nhà ở, các công trình công cộng… thì việc san ủi sẽ diễn ra làm cho môi trường đất thay đổi.
- Nước thải sinh hoạt hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người là một trong những nguyên nhân gây cho đất bị ô nhiễm.
- Mật độ dân cư cao do quá trình đô thị hóa nên số lượng dân số tăng nhanh, làm cho môi trường đất bị thu hẹp và bị bê tông hóa.
- Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi sang các mục đích khác làm ảnh hưởng tới các hệ sinh thái cũng như vấn đề an ninh lương thực
- Ảnh hưởng lớn đến nhiều hộ dân cư sống khá lâu đời ở khu vực này, phá vỡ thói quen làng xóm, gây áp lực về việc làm khi khu vực nông thôn bị đô thị hóa
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường đối với các loại chất thải tăng lên trong tương lai. Do sự gia tăng cơ giới hóa, tăng sự di chuyển của các phương tiện vận tải, lượng tiêu thụ năng lượng lớn nên làm gia tăng lượng khí CO2 thải ra môi trường.
- Sự tăng trưởng các thành phố lớn, nhất là các thành phố nằm gần bờ biển và các dòng sông có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sông và các vùng đất ngập nước; hệ thống nước ngầm cũng bị khai thác tối đa và có thể bị ô nhiễm hoặc sụt lún.
(Nguồn: Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến)