Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thế kỉ II trước Công nguyên, nước ta hình thành đô thị đầu tiên là Thành Cổ Loa.
- Từ đó đến năm 1975, đô thị hoá diễn ra chậm.
- Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới (1986), đô thị hoá diễn ra nhanh hơn và có đặc điểm sau:
+ Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Số lượng đô thị ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng.
- Số lượng đô thị tăng khá nhanh.
- Phân loại đô thị gồm 6 loại như sau:
+ Loại đặc biệt: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Loại I.
+ Loại II.
+ Loại III.
+ Loại IV.
+ Loại V.
- Mạng lưới đô thị phủ khắp cả nước nhưng có sự khác biệt giữa các vùng.
- Đô thị hóa kéo theo sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.
- Đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương. Năm 2021, mặc dù chỉ chiếm 36,2% số lao động đang làm việc của cả nước nhưng đô thị đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Trình độ đô thị hóa càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn thì đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
- Đô thị hóa sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội, như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính,... phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Đô thị hóa nông thôn góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan toả và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.
Đô thị hóa diễn ra tự phát, không theo quy hoạch gây sức ép việc làm, quá tải về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, sức ép về y tế, giáo dục, nảy sinh các vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường,...