Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácThuận lợi | |
Nhân tố | Ảnh hưởng |
Sự phát triển kinh tế | Có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành dịch vụ: - Làm tăng quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành. - Làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ. |
Dân cư và nguồn lao động | - Dân đông => Thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Mức sống dân tăng => Đa dạng dịch vụ, sức mua tăng. - Lao động dồi dào => Nâng cao chất lượng dịch vụ. |
Vốn và khoa học công nghệ | Vốn và đổi mới khoa học => Góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ. |
Cơ sở hạ tầng | Đang hiện đại hoá => Góp phần thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. |
Chính sách | Định hướng và tạo cơ hội phát triển dịch vụ. |
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên | - Vị trí địa lí nước ta tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng tuyến du lịch, giao thông. - Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho các hoạt động du lịch diễn ra quanh năm, phát triển giao thông đường sông. |
Khó khăn | |
- Trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng còn chênh lệch. - Địa hình nhiều đồi núi, chia cắt mạnh; thiên tai nhiều. |
- Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải:
+ Đường ô tô: là loại hình giao thông quan trọng nhất nước ta. Các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, miền, trung tâm hành chính; nối liền cảng biển, cảng hàng không.
+ Đường sắt: quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất. Các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt xuyên Á đang được xây dựng.
+ Đường biển: nước ta có 34 cảng biển, trong đó có một số tuyến đường biển quốc tế.
+ Đường sông: các tuyến đường sông được phát triển trên các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long,..
+ Đường hàng không: nước ta có 22 cảng hàng không (năm 2022), bao gồm 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa.
- Các đầu mối giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy kinh tế vùng và cả nước.
- Là ngành quan trọng, góp phần nâng cao đời sống người dân, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế.
- Doanh thu tăng liên tục, đạt 343,2 nghìn tỉ đồng (năm 2021). Mạng lưới bưu chính viễn thông phủ khắp cả nước.
+ Bưu chính: phát triển đa dạng và hiệu quả hơn. Các dịch vụ truyền thống từng bước chuyển sang dịch vụ số.
+ Viễn thông: phát triển công nghệ tiên tiến, dịch vụ hiện đại và nâng cao chất lượng. Năm 2021, cả nước có hơn 19 triệu thuê bao internet, 6 trạm thông tin vệ tinh và 7 tuyến cáp quang biển quốc tế.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm bưu chính viễn thông phát triển nhất cả nước.