Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Năm 2021, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,7 triệu ha với tỉ lệ che phủ đạt 42%.
- Theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành rừng tự nhiên và rừng trồng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích rừng trồng lớn nhất.
- Theo mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Năm 2021, diện tích rừng sản xuất khoảng 7,8 triệu ha; rừng phòng hộ khoảng 4,7 triệu ha; rừng đặc dụng khoảng 2,2 triệu ha.
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 3,88%. Giá trị sản xuất đóng góp gần 3% toàn ngành.
- Khai thác, chế biến lâm sản:
+ Diện tích rừng sản xuất chiếm hơn 53% tổng diện tích rừng (năm 2021).
+ Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, đạt 18 triệu m3 (năm 2021).
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ là các vùng có sản lượng gỗ khai thác lớn.
+ Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp măng, mộc nhĩ, dược liệu,...
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:
+ Diện tích trồng rừng mới đạt 290 nghìn ha (năm 2021), trong đó rừng sản xuất được mở rộng nhiều nhất (97%).
+ Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng ngày càng được đẩy mạnh.
- Nguồn lợi thuỷ sản nước ta bao gồm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2 000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực, nhiều loài có giá trị cao. Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là:
+ Hải Phòng - Quảng Ninh.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Cà Mau - Kiên Giang.
- Nguồn lợi thuỷ sản nội địa ven bờ đang bị suy giảm do khai thác quá mức.
- Năm 2021, tốc độ tăng trưởng thành thuỷ sản đạt khoảng 1,7%. Giá trị sả xuất thuỷ sản chiếm khoảng 26% toàn ngành. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao, chiếm khoảng 55% tổng sản lượng.
- Bao gồm sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng.