Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT

- Là tài liệu kĩ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ, diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, yêu cầu kĩ thuật,… của sản phẩm.

- Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin có vai trò:

+ Thể hiện ý tưởng nhà thiết kế.

+ Là tài liệu kĩ thuật chế tạo, thi công.

+ Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm.

- Trong cuộc sống, bản vẽ kĩ thuật giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả:

+ Minh họa cho hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

+ Là tài liệu kĩ thuật cần thiết khi bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm.

II. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT

1. Khổ giấy (TCVN 7285 : 2003)

- Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285 : 2003.

- Có 5 khổ giấy chính:

Kí hiệuA0A1A2A3A4
Kích thước (mm x mm)1189 x 841841 x 594594 x 420420 x 297297 x 210

- Khổ giấy A0 là lớn nhất.

- Các khổ giấy được lập ra từ khổ giấy A0.

- Ngoài ra còn có các khổ giấy kéo dài.

Công nghệ 10, các khổ giấy chính
Các khổ giấy chính

- Mỗi bản vẽ đều có:

+ Khung vẽ.

+ Khung tên:

  • Ghi các nội dung về quản lí bản vẽ.

  • Đặt phía dưới góc phải bản vẽ.

- Kích thước và nội dung khung tên:

Công nghệ 10, kích thước và nội dung khung tên
Kích thước và nội dung khung tên

- Chú thích:

1. Tên gọi của vật thể6. Ngày lập bản vẽ
2. Tên vật liệu7. Chữ kí của người kiểm tra
3. Tỉ lệ của bản vẽ8. Ngày kiểm tra
4. Kí hiệu số bài tập9. Tên trường, lớp
5. Họ và tên người vẽ 

2. Tỉ lệ (TCVN 7286 : 2003)

- Là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên bản vẽ vật thể và kích thước thực tế trên vật thể đó.

- Các loại tỉ lệ:

+ Nguyên hình.

+ Thu nhỏ.

+ Phóng to.

- Trên bản vẽ là kích thước thực, không phụ thuộc tỉ lệ.

- Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng:

Thu nhỏ

1 : 2

1 : 100

1 : 5

1 : 200

1 : 10

1 : 500

1 : 20

1 : 1000

1 : 50

...

Nguyên hình1 : 1
Phóng to

2 : 1

100 : 1

5 : 1

200 : 1

10 : 1

500 : 1

20 : 1

1000 : 1

50 : 1

...

3. Nét vẽ (TCVN 8 - 24 : 2002)

- Tiêu chuẩn quy định các loại nét vẽ khác nhau.

- Các loại nét vẽ thường dùng:

Tên gọiHình dạngỨng dụng
Nét liền đậmĐường bao thấy, cạnh thấy
Nét liền mảnh

Đường kích thước

Đường gióng

Đường gạch gạch trên mặt cắt

Nét đứt mảnhĐường bao khuất, cạnh khuất
Nét lượn sóngĐường giới hạn hình
Nét gạch dài chấm mảnhĐường tâm, đường trục

4. Chữ viết (TCVN 7284 - 2 : 2003)

Chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật tuân theo quy định, thể hiện qua:

- Khổ chữ:

+ Xác định bằng chiều cao (h) của chữ hoa tính bằng mm.

+ Có những khổ chữ sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm).

- Kiểu chữ:

+ Kiểu chữ A với chiều rộng nét chữ \(d=\dfrac{1}{14}h\).

+ Kiểu chữ B với chiều rộng nét chữ \(d=\dfrac{1}{10}h\).

=> Mỗi kiểu chữ có thể viết thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với phương nằm ngang.

- Trên các bản vẽ kĩ thuật, thường dùng chữ kiểu đứng.

Công nghệ 10, chữ viết và chữ số kiểu đứng
 Chữ viết và chữ số kiểu đứng

5. Ghi kích thước (TCVN 5705 : 1993)

- Dùng milimét làm đơn vị đo:

+ Kích thước dài.

+ Sai lệch giới hạn.

- Đơn vị đo góc: độ, phút, giây.

- Mỗi kích thước chỉ ghi một lần trên bản vẽ.

- Đường kích thước:

+ Vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Thường song song với kích thước cần ghi.

+ Đầu mút đường kích thước thường vẽ mũi tên.

- Số lượng kích thước ghi phải đủ để chế tạo vật thể.

- Đường gióng:

+ Vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Vượt quá đường kích thước từ 2 mm đến 4 mm,.

+ Vuông góc với đường kích thước.

- Chữ số kích thước:

+ Chỉ trị số thực, không phụ thuộc tỉ lệ bản vẽ.

+ Trước con số kích thước đường kính đường tròn kí hiệu Ø và bán kính của cung tròn là R.

+ Ví trí và hướng của các chữ số ghi theo hướng dẫn:

Công nghệ 10, kích thước góc
Kích thước góc
Công nghệ 10, kích thước dài
 Kích thước dài